mardi 6 février 2018

Lưu Trọng Văn - Ngài Phạm Sỹ Liêm, tốt nhất hãy im lặng



Cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên tưởng niệm đồng đội.

Ngài hùng hồn lên tiếng bảo vệ cái nghĩa địa quan 1.400 tỉ, trong khi tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, việc xây nghĩa địa đó lúc này là thiếu sáng suốt.

Và đặc biệt nếu ngài, một tiến sĩ ngành xây dựng, nguyên thứ trưởng bộ Xây dựng, đương phó chủ tịch Hội Xây dựng có chút tri thức thì có chơi Facebook, đọc thế giới mạng Dân. Ngài hẳn biết Dân chửi thế nào cái việc đem 1.400 tỉ của Dân xây nghĩa địa cho quan, trong đó có ngài.

Lẽ gì nhể ngài lại mở miệng bênh chằm chặp rằng đây là Nghĩa trang quốc gia, đến Trung Quốc cũng xây nghĩa trang quốc gia. Ô hay, Trung Quốc là thước đo cho nước ta à? Ô hay, cái gì Trung Quốc làm là đều cần học theo à? Rõ nhá, cái tư duy nô lệ của ngài.

Ngài bảo, đây là nghĩa trang dành cho các anh hùng, các danh nhân có công với đất nước, không chỉ dành cho các lãnh đạo. Ngài nhấn là lãnh đạo có công với nước được bình chọn, và lãnh đạo được an táng theo nghi lễ cấp nhà nước. 

Chả lẽ ngài không biết rằng ai sẽ bình chọn ai là có công à?

Làm sao Dân - cốt lõi của quốc gia có thể tin rằng bình chọn vừa đá bóng, vừa thổi còi, vừa tâng công lợi ích nhóm ấy sẽ đúng người, đúng danh được?

Theo quy định về tang lễ cấp nhà nước thì các vị trong tứ trụ, các vị ủy viên Bộ Chính trị... sẽ được tổ chức tang lễ cấp nhà nước. He, ngài tưởng tượng đi, nghĩa địa quốc gia kia nơi trang trọng, trung tâm chắc chắn chả phải anh hùng cỡ Lê Mã Lương, Vũ Khiêu ; chả phải danh nhân như nhà khoa học, nhà thơ, nghệ sĩ nào sất. Mà là nấm mả to đùng của các ngài như các loại các đồng chí M, các loại các đồng chí H rồi đồng chí A, đồng chí X mà tên tuổi khi nhắc đến chính nhiều đảng viên thấy buồn nôn vì cái thành tích phá nước hại dân, thì nghĩa trang ấy có xứng là nghĩa trang quốc gia không?

Gã đọc vị ngay cho nhé. Lúc đầu những bọn lập dự án này xuất phát từ đón ý đa số các vị lãnh đạo lo lắng Mai Dịch hết chỗ rồi, nên cần có Mai Dịch mới để khi chết mình được vinh danh và... không tốn xèng.

Thế là bưng bô.

Hợp ý quan quá, các quan có trách nhiệm thông qua liền. Ngài Lê Hồng Anh vội vàng thay mặt Đảng ký cái rẹc. Ngài Nguyễn Tấn Dũng chính thức thay mặt kẻ cầm tiền, xuất tiền, ký cái rẹc. Gã nghe nói ngài Nguyễn Xuân Phúc lúc đó là phó cho ngài Dũng phản ứng, không tán thành việc này nên viện cớ đất nước đang khó khăn, thiếu tiền làm, nên dự án này bị ngâm lại.

Chả hiểu sao, bây giờ lại lôi ra.

Thưa ngài Phúc, chả lẽ bây giờ dân giàu rồi, nhà nước đẫy tiền rồi ư?

Khi lôi ra bị phản ứng đồng loạt, thế là nghĩa trang quốc gia dành cho cán bộ cao cấp được ngài Phạm Sỹ Liêm đại diện nhấn mạnh: không phải dành cho cán bộ cao cấp mà cho các lãnh đạo có công với đất nước được chọn lựa. 

Ngài Sỹ Liêm khi nói cái điều có vẻ đung đúng ấy, lại hở thêm câu cho cả lãnh đạo được an táng nghi thức nhà nước. Ôi giời, lòi đuôi con nòng nọc. Vì đến trẻ trâu cũng biết bao vị được an táng theo nghi lễ nhà nước chỉ vì tiêu chuẩn chức vụ, chứ có phải vì đóng góp cho đất nước đâu.

Gã nghĩ hơi lăn tăn thì nếu ngài Đinh La Thăng không bị ngài giáo Trọng lôi ra tòa mà còn nguyên chức ủy viên Bộ Chính trị, và có thể khoá sau vào hàng tứ trụ. Đến tuổi già qua đời thì đương nhiên trong cái nghĩa trang mà ngài Phạm Sỹ Liêm to mồm bảo vệ kia, thể nào cũng có một gò đầy hoa thơm.

Thôi, tốt nhất hãy theo ý của nhà thơ lính Nguyễn Việt Chiến - biến nghĩa địa quan đảng này thành Nghĩa trang Quốc gia các anh hùng liệt sĩ hy sinh chống Trung Quốc xâm lược. 

Toàn dân góp tiền. Gã xin góp tiền. Không cần 1.400 tỉ kia làm gì. Và gã bảo đảm nghĩa trang quốc gia như thế, chắc chắn bên Trung Quốc không thể có. Dù sao cũng tạo được sự khác biệt.

FB LƯU TRỌNG VĂN 06.02.2018

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.