Affichage des articles dont le libellé est Đệ nhị Thế chiến. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đệ nhị Thế chiến. Afficher tous les articles

dimanche 10 mars 2024

Bông Lau - Phòng thủ từ xa

 

Tại sao sau thời gian né tránh, cuối cùng Hoa Kỳ phải nhảy vào Đệ Nhị Thế Chiến? Lý do là vì Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng của Mỹ ngày 7 tháng 12 năm 1941.

Tại sao Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng? Tại vì Hoa Kỳ cấm vận Nhật Bản. Hoa Kỳ cấm không cho Nhật dùng kinh đào Panama để chuyển vận nguyên liệu về nước. Phong tỏa đường biển ở Á Châu không cho Nhật chuyên chở hàng về nước, cấm Nhật không được mua các loại kim loại v.v...Nhật Bản bị dồn vào đường cùng nên phải xuống tay quánh trước.

Nhật Bản hy zọng kết thúc cuộc chiến mau lẹ sau khi gây thiệt hại lớn cho Hải Quân Mỹ. Rất tiếc là tình cờ các hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ đã không có mặt ở Trân Châu Cảng khi Nhật oanh kích. Con hổ Hiệp Chủng Quốc bị đánh thức và đứng dậy.

mercredi 28 février 2024

Dương Quốc Chính - Thuộc địa this và thuộc địa that

 

Sau 20 năm hành tẩu giang hồ mạng, chăn bò vạn con như chốn không người, thì mình nhận thấy rằng sự thiếu hụt kiến thức lịch sử là điểm yếu nhất của trí thức Việt Nam nói riêng và dân Việt Nam nói chung. Đặc biệt là kiến thức lịch sử cận hiện đại NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA.

Ở đây không/chưa bàn tới sách ngoài luồng, sách chế độ cũ, sách lậu, sách in ở nước ngoài. Mà chỉ nói tới sách chính thống phát hành chính thức ở Việt Nam, thậm chí sách chính do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ở Hà Nội và Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM (nó gần như Chính trị Quốc gia, nhưng của TP HCM).

Cho đến nay, người ta đã cho xuất bản rất nhiều đầu sách, đặc biệt là lịch sử về thời Pháp thuộc, thời đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa (kiểu như âm thầm giải mật). Về thời đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa (tổng thống Thiệu) thì có vẻ còn che giấu nhiều, có lẽ do xung đột trực tiếp và gần hơn?

mardi 15 août 2023

Dương Quốc Chính - Ngày trọng đại

 

Hôm nay là một ngày kỷ niệm trọng đại đối với Việt Nam. Tất nhiên Tuyên giáo không nói vậy.

Vì là ngày mà Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng đồng minh, mà bản chất là đầu hàng Mỹ, đặt dấu chấm hết cho Thế chiến 2 cũng như đế quốc Nhật Bản và khối Đại Đông Á. Quân đội Nhật ở Đông Dương gần như không suy suyển gì nhưng cũng được nhận lệnh đầu hàng. Vì thế nên họ cũng không muốn can thiệp vào tranh chấp của người Việt.

Nhân cơ hội đó, dựa vào điện tín của đội Con Nai (OSS - tiền thân của CIA) đang ở bên cạnh, Việt Minh cũng tổ chức Đại hội quốc dân ở Tân Trào vào ngày 16/08, quyết định Tổng khởi nghĩa, lập nên Chính phủ Lâm thời. Ngày 17/08, Việt Minh cướp diễn đàn của Tổng hội công chức ở quảng trường Nhà hát lớn để tuyên truyền cách mạng. Ngày 19/08, cách mạng ở Hà Nội chính thức nổ ra sau hai ngày biểu tình mà không bị đàn áp.

mercredi 10 mai 2023

Bông Lau - Diễn hành “Chiến Thắng” ngày 9 tháng Năm

 

Cuộc diễn hành “Chiến Thắng” ngày 9 tháng Năm ở Mạc Tư Khoa năm nay chỉ có trần xì một chiếc xe tăng T-34 lăn xích sắt trên Quảng Trường Đỏ. Cũng hỏng có chiếc máy bay nào bay phi diễn chào mừng trong vòm trời tổ quốc Liên Xô zĩ đại.

Bài diễn văn của ngài Vladimir Putin cũng chỉ kéo dài có 10 phút. Phải chăng đứng lâu ngoài trời cũng hỏng an toàn cho lắm. Hoặc là “còn zì nữa đâu mà khóc zới cười”.  Cuộc diễn hành chỉ kéo dài khoảng một tiếng đồng hồ.

Hàng ngàn con cua tối tân như T-72, T-80, T-90 v.v ... đã bị rang muối trên chiến địa Ukraine. Hàng ngàn máy bay tối tân SU, MIG, KA-52 v.v … rớt như mít rụng trong cuộc “hành quân đặc biệt” để giải phóng một quốc gia đang bị Đức Quốc Xã kềm kẹp.

dimanche 24 juillet 2022

Phúc Lai - Từ chiến tranh Nga-Nhật đến chiến tranh Nga-Ukraine

 

1. Chiến tranh Nga-Nhật

Ngày 2 Tháng Giêng 1905; cả thế giới kinh ngạc khi nghe tin hải quân Nga ở Viễn Đông đầu hàng quân Nhật, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905), được coi là cuộc chiến tranh lớn đầu tiên của thế kỷ 20.

Đến thời điểm này, Nga mất toàn bộ lực lượng hải quân của mình ở Viễn Đông bằng sự kiện cuối cùng là chiến hạm Sevastopol bị quân Nhật dùng trọng pháo 208 mm trên đồi cao bắn chìm.

Để cứu vãn tình hình, triều đình Nga hoàng vội vàng điều hạm đội Baltic lúc đó vẫn còn ở Bắc Phi, bơi qua mũi Hảo Vọng về Viễn Đông để tiếp tục cuộc chiến. Trên đường đi, hạm đội này còn bắn nhầm một tàu cá của Anh quốc và phải bồi thường 66 ngàn bảng Anh. Chưa hết, sau đó cũng trong điều kiện sương mù, hai tàu Nga bắn nhầm vào nhau vì tưởng là tàu Nhật làm chết mấy thủy thủ.

dimanche 8 mai 2022

Lê Hồng Anh - Diễn văn 9 tháng Năm và logic của Putin

 

Ngày mai là kỷ niệm chiến thắng 09/05 tại nước Nga, một lần kỷ niệm hy vọng là duy nhất không lặp lại, khi chính nước Nga hiện lại đang thay vai và tai tiếng với kẻ thù của họ ngày đó 77 năm trước.

Tò mò rằng logic nào sẽ được nguyên thủ Nga sử dụng trong diễn văn kỷ niệm, bởi khái niệm về phát xít và diệt chủng – bạn và thù đã bị họ đảo lộn bằng hành động phi logic trong suốt 75 ngày qua!

Nhưng tại sao tổng thống Putin chọn thời điểm cuộc chiến này là năm 2022? Và có phải ngày đó Phát xít Đức là kẻ thù của Nga-Liên Xô ?

dimanche 17 avril 2022

Lê Quang - Mất soái hạm là sự kiện thảm khốc

 

Khi còn nhỏ tôi rất say mê tìm hiểu chiến tranh Thái Bình Dương chứ không mấy hứng thú với mặt trận phía Tây. Vì thế khi đi học, thành thực mà nói tôi không mặn mà với diễn biến Stalingrad hay Kursk, mà quan tâm hơn tới Okinawa hoặc Iwo Jima.

Chiến tranh không-hải quân trên biển khi đó dường như là cả một thế giới mới của kỹ thuật và phương tiện chiến tranh. Nước Nhật đã phải trả giá đắt vì biên chế và chiến thuật cũ ở nửa cuối của chiến tranh, cũng hơi giống nước Nga của Putin bây giờ. 

Có thể thấy rằng lúc đó Nhật vẫn theo đuổi thuyết ''thuyền to giáp nặng'' với biểu tượng là siêu thiết giáp hạm không thể đánh bại Yamato, thiết giáp hạm lớn nhất trong lịch sử.

dimanche 29 novembre 2020

Trần Trung Đạo - Mảnh giấy lộn của Churchill và số phận bảy nước Đông Âu


Hôm đó là ngày 9 tháng 10, 1944, Thủ tướng Anh Winston Churchill đến Moscow gặp Joseph Stalin để bàn về tương lai của các quốc gia vùng Balkan.

Bán đảo Balkan là khu vực địa lý bao gồm các quốc gia ở phía nam Châu Âu giữa Biển Adriatic và Địa Trung Hải, trong đó có những quốc gia nằm hẳn hay nằm một phần trong bán đảo như Albania, Bulgaria, Hy Lạp, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ v.v...

Chuyến viếng thăm lịch sử này được ghi lại trong cuốn thứ sáu của bộ sách về Thế Chiến Thứ Hai của Winston Churchill (The Second World War. Volume VI, Triumph and Tragedy by Winston Churchill).

samedi 26 septembre 2020

Bông Lau - Trung đoàn 422


Khi Nhật Bản đánh lén oanh tạc Trân Châu Cảng tháng 12 năm 1941 tuyên chiến với Hoa Kỳ, đã gây phẫn nộ nơi quần chúng Mỹ. Sự kỳ thị chủng tộc không ít thì nhiều vốn đã có vào thời càng gia tăng. Người Mỹ bản xứ nghi ngờ người Nhật sống ở Hoa Kỳ nối giáo cho kẻ thù.

Tổng Thống Hoa Kỳ lúc ấy là Franklin D. Roosevelt đã ra lịnh bắt tất cả người Mỹ gốc Nhật đưa vào các trại giam hay trại tập trung (internment camp) ở miền Tây Nam Hoa Kỳ. Có khoảng 120 ngàn người thiểu số gốc Nhật sống rải rác ở miền Tây Hoa Kỳ phải bán nhà cửa và tài sản của họ để dọn vào ở trong các trại tập trung.

Trong Thế Chiến Thứ Hai dân số của người Mỹ gốc Đức và Ý nhiều hơn người Mỹ gốc Nhật, nhưng chỉ khoảng hơn 10 ngàn người bị lùa vào các trại tập trung. Lý do là vì người Đức và Ý ít bị kỳ thị hơn và bị nghi ngờ như người Nhật. Một lý do khác nữa là vì kinh tế; giới kinh doanh tài phiệt Mỹ cần công nhân gốc Đức và Ý làm việc trong các xí nghiệp nên đã vận động chính giới không cho bắt giữ người Đức và Ý đưa vào trại tập trung.

dimanche 9 août 2020

Tài liệu giải mật Hiroshima : Tokyo suýt lãnh quả bom nguyên tử thứ ba

Hiroshima thành bình địa.
Đăng ngày:


Vì sao phải dùng đến bom nguyên tử đối với Nhật ?

Tại sao Hiroshima, một thành phố loại trung bình lại được chọn để làm mục tiêu của quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử ? Liệu có cần thả thêm quả bom thứ hai xuống Nagasaki để buộc Nhật phải đầu hàng hay không ? Phải chăng tổng thống Mỹ Truman trước hết muốn gây ấn tượng với Stalin ? Từ cuối Đệ nhị Thế chiến, những câu hỏi này luôn ám ảnh các nhà sử học và những người sống sót.

jeudi 4 juillet 2019

Hàn Quốc có thể trả đũa việc Nhật hạn chế xuất nguyên liệu

Thương hiệu của Samsung Electronics tại trụ sở của tập đoàn tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/03/2018.

Seoul hôm nay 04/07/2019 cảnh báo có thể trả đũa, nếu Tokyo nhất quyết hạn chế xuất khẩu các nguyên liệu cần thiết cho các công ty công nghệ cao Hàn Quốc.

Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc, ông Hong Nam Ki hôm nay tuyên bố « không loại trừ việc áp đặt các biện pháp tương ứng chống lại Nhật », vì Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mất rất nhiều thời gian để giải quyết tranh chấp. Ông cũng cho rằng xung đột thương mại sẽ gây thiệt hại cho cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản.

Tập đoàn Samsung Electronics Co và SK Hynix Inc, đứng đầu thế giới về chip điện tử và là các nhà cung ứng cho Apple cũng như Hoa Vi, có thể bị thiếu nguyên liệu nếu các hóa chất cần thiết cho việc sản xuất chip và màn hình điện thoại thông minh bị giới hạn bởi các thủ tục phức tạp của Nhật.

jeudi 29 novembre 2018

Hàn Quốc buộc Mitsubishi bồi thường cho lao động cưỡng bức thời chiến


Tối cao Pháp viện Hàn Quốc ngày 29/11/2018 buộc tập đoàn Nhật Bản Mitsubishi Heavy Industries phải bồi thường cho 28 người Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động trong thời kỳ Đệ nhị Thế chiến. Tokyo lập tức phản đối bản án.

Tòa án Tối cao đồng ý với phán quyết của Tòa Phúc thẩm năm 2013, buộc Mitsubishi bồi thường 80 triệu won (62.800 euro) cho từng người trong nhóm 23 nguyên đơn khiếu kiện. Ngoài ra, tập đoàn Nhật còn phải bồi thường 150 triệu won (117.750 euro) cho mỗi thành viên của một nhóm 5 nguyên đơn khác. 

jeudi 2 juin 2016

Mitsubishi sẽ bồi thường cho ba tù nhân chiến tranh Trung Quốc


Tập đoàn Nhật Bản Mitsubishi Materials Corporation lần đầu tiên sẽ bồi thường cho ba cựu tù nhân chiến tranh người Trung Quốc bị buộc phải làm việc cho hãng này trong Đệ nhị Thế chiến. Trên 3.000 cựu tù nhân khác cũng có thể được bồi thường tương tự.
Thông cáo của tập đoàn cho biết : « Mitsubishi Materials bày tỏ lời xin lỗi chân thành nhất đối với những người lao động cũ, và nhìn nhận trách nhiệm lịch sử của mình ». Theo thỏa thuận, ba công nhân hầm mỏ Trung Quốc sẽ nhận được số tiền bồi thường 100.000 nhân dân tệ (13.600 euro) cho mỗi người.

jeudi 3 septembre 2015

Bóp méo lịch sử, Trung Quốc diễn binh để xưng tụng « đảng cộng sản thắng Nhật »

Tập Cận Bình và lãnh đạo các nước trên khán đài danh dự chứng kiến diễn binh, 03/09/2015


Các tài liệu chính thức phân phát cho báo chí nhân dịp diễn binh mô tả đảng Cộng sản là tổ chức « lãnh đạo » phong trào kháng chiến Trung Hoa, và cuộc du kích chiến mà đảng tiến hành chính là « cuộc chiến chủ yếu chống lại quân Nhật ». Nhưng thực ra đại đa số các trận đánh quy ước lớn là do các lực lượng liên minh Quốc dân đảng của Thống chế Tưởng Giới Thạch - kẻ thù không đội trời chung của phe cộng sản - tổ chức.
Tuy gia đình mình từng tích cực tham gia cuộc chiến đẩy lùi quân Nhật ra khỏi Trung Quốc trong Đệ nhị Thế chiến, nhưng khi nhắc đến cuộc diễn binh vĩ đại ngày hôm nay 03/09/2015 tại Bắc Kinh, TT Chen, người thợ làm bánh ngọt lại cảm thấy nghẹn lời.

lundi 24 août 2015

Thủ tướng Nhật không dự lễ diễu binh ở Trung Quốc

Đăng ngày 24-08-2015 Sửa đổi ngày 24-08-2015 18:29 

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã quyết định hoãn lại chuyến công du dự kiến vào tuần tới tại Trung Quốc. Chính phủ Nhật hôm nay, 24/08/2015, loan báo như trên, vào lúc Bắc Kinh đang ra sức chuẩn bị một cuộc diễu binh đại quy mô để khoa trương nhân kỷ niệm 70 quân Nhật bại trận trong Đệ nhị Thế chiến.
Chánh văn phòng nội các Nhật, ông Yoshihide Suga tuyên bố, ông Abe đã quyết định hoãn lại chuyến viếng thăm « do tình hình tại Quốc hội », hàm ý việc Thủ tướng Abe đang gặp khó khăn trong việc thông qua dự án luật mở rộng phạm vi can thiệp của quân đội Nhật.

lundi 11 mai 2015

Tập Cận Bình và Putin, « hữu nghị thắm thiết » hay liên minh cơ hội ?

Tập Cận Bình bên cạnh Vladimir Putin trong lễ duyệt binh mừng chiến thắng tại Quảng trường Đỏ, 09/05/2015.
Đăng ngày 09-05-2015


Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, từ hôm qua 08/05/2015 đã phô bày tình hữu nghị thắm thiết giữa hai quốc gia cùng chịu tổn thất nhân mạng lớn lao trong Đệ nhị Thế chiến, vào thời điểm Matxcơva tưng bừng kỷ niệm 70 chiến thắng phát-xít Đức. Hai bên cũng ký kết khoảng 40 văn bản hợp tác trong nhiều lãnh vực. Liệu Trung Quốc có thể trở thành người bạn lớn của Nga để làm đối trọng trước phương Tây?
Sau cuộc hội đàm với Tập Cận Bình, Tổng thống Nga tuyên bố : « Trong cuộc chiến tranh này, hai đất nước chúng ta đã chịu thiệt hại nhân mạng vô cùng lớn. Đó là lý do khiến chúng ta chống lại mọi khuynh hướng bóp méo lịch sử, biện minh cho chủ nghĩa phát-xít và quân phiệt ».

Chủ tịch Trung Quốc nói thêm : « Nhân dân chúng tôi luôn ghi nhớ lịch sử và chống lại việc bẻ cong lịch sử ». Tập Cận Bình ca ngợi « tình hữu nghị mặn nồng » giữa hai quốc gia « sinh ra trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai » - Nga chiến đấu chống lại Đức còn Trung Quốc đối mặt với quân phiệt Nhật.
Liên Xô, tiền thân của nước Nga ngày nay, đã mất đi 25 triệu người trong Đệ nhị Thế chiến. Còn Trung Quốc, theo như các nhà nghiên cứu nước này, có 20 triệu người đã thiệt mạng trong thời kỳ đó.

samedi 9 mai 2015

70 năm chiến thắng phát-xít và nỗi đắng cay của các nước Đông Âu

Một đơn vị pháo tự hành của Nga diễn tập tại Quảng trường Đỏ trước lễ mừng chiến thắng, ngày 07/05/2015.
Đăng ngày 08-05-2015

Ngày 8 tháng Năm, nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng của đồng minh trước phát-xít Đức, báo chí Pháp tập trung cho đề tài này, với những góc nhìn đa dạng.
Trên trang ý kiến của Le Figaro, nhà nghiên cứu Pierre Rigoulot, Viện trưởng Viện Lịch sử Xã hội không quên nhắc đến « Nỗi đắng cay về ngày 8 tháng Năm năm 1945 đối với người Ba Lan, Tiệp, Hung, Rumani và các nước vùng Bantich ». Đó là vì người dân Trung Âu và Đông Âu được giải phóng khỏi chế độ quốc xã, nhưng lại bị rơi vào một cái ách khác của chế độ Stalin.

Nhà sử học nhắc nhở, Stalin từng là người bạn tốt nhất của Hitler từ tháng 8/1939. Ông ta đã cung ứng nguyên vật liệu cho nước Đức quốc xã, rồi chia sẻ nước Ba Lan với Hitler, đồng lõa với nhà độc tài Đức trong việc xâm chiếm các nước vùng Bantich. Quá tin tưởng nơi tình bạn với Hitler, nên Stalin hoàn toàn sững sờ kinh ngạc khi nghe tin quân Đức tấn công ngày 22/06/1941.

Như vậy, kể từ năm 1941, « Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại » thật ra chỉ là cuộc chiến chống lại một đồng minh đã phản bội. Chính là sự trở mặt của Hitler đã khiến Stalin tham gia phe đồng minh chiến đấu chống lại Đức quốc xã, chứ không phải do có cùng niềm tin chính trị. Việc « chống chủ nghĩa phát-xít » của những người cộng sản Nga không phải là « chống chủ nghĩa độc tài toàn trị ».