Affichage des articles dont le libellé est Cải cách. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cải cách. Afficher tous les articles

mardi 26 décembre 2023

Huy Đức - Vinashin và sự phản bội công cuộc cải cách theo hướng thị trường

 

Sáng 01-01-2010, đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết khẳng định: Vinashin thực sự đã sụp đổ mặc dù “có thể dùng từ ngữ nhẹ nhàng hơn theo truyền thống tu từ của mình”.

Theo ông: Sự sụp đổ đó “đã trút lên vai đồng bào món nợ khổng lồ không dưới 100.000 tỉ đồng. Món nợ mà một tỉnh thu nhập cỡ 1.000 tỉ đồng một năm phải làm quần quật không mua sắm, ăn uống, may mặc gì suốt một thế kỷ mới trả nổi...”.

Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đã trân trọng đề nghị: “Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức để Quốc hội biểu quyết thành lập ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ. Trên cơ sở đó, vào thời gian cuối kỳ họp bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ có liên quan. Để tạo điều kiện cho công tác điều tra của ủy ban lâm thời, tôi đề nghị Quốc hội tạm đình chỉ chức vụ của các vị cần được điều tra”.

lundi 30 octobre 2023

Phó Đức An - Than ôi, trời sinh Cường sao còn sinh Bình!

 

Là một cây viết thích bình luận chính trường. Cái chết của cựu thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường là một tin xứng đáng để lão rút gươm múa một bài.

Cái chết bất ngờ của cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã gây ra sự kiểm soát nghiêm ngặt đối với các cuộc thảo luận liên quan trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng Trung Quốc vẫn dùng nhiều phương pháp khác nhau để tưởng nhớ ông, người mà họ cho là quan chức cấp cao cuối cùng, đại diện cho con đường cải cách mở cửa dưới thời Tập Cận Bình.

Mọi người đăng clip trên mạng xã hội về những cuộc nói chuyện của ông, hứa hẹn rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa với thế giới. Họ chia sẻ những bức ảnh ông lội trong bùn đen ngập đến mắt cá chân để thăm các nạn nhân lũ lụt. Họ thậm chí còn đề cập đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm đầu tiên ông làm thủ tướng: 7,5 %.

vendredi 27 octobre 2023

Đặng Sơn Duân - Anh Tập liệu hồn !

 

Là nhà lãnh đạo có xu hướng cải cách, Lý Khắc Cường nhìn mặt có vẻ lành hơn Tập Cận Bình.

Trước đại hội năm 2007, cửa lên tổng bí thư, chủ tịch của Lý sáng hơn Tập. Khổ nỗi Lý thuộc Đoàn phái, nên phe Thượng Hải của Giang không chịu. Nhờ vậy Tập vô tình lượm được bí kíp như một giải pháp thỏa hiệp.

Mười năm làm thủ tướng, Lý bị Tập chèn ép đủ điều, đàn em phụ trách kinh tế của Tập như Lưu Hạc công khai bật Lý tanh tách. Lý cay nhưng cũng không làm gì được.

samedi 3 juin 2023

Lê Học Lãnh Vân - Suy nghĩ về lương công chức Việt

 

Chiều 31-05, phát biểu thảo luận về kinh tế - xã hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai cho biết : “Mức lương trung bình công chức trên dưới 10 triệu đồng/tháng. Trong khi ở Thái Lan là 56,7 triệu, Malaysia 29 triệu, Campuchia 17 triệu đồng” (tuoitre.vn, 31/05/2023).

Mức lương của công chức Việt thấp so với nước khác, rất thấp so cả với mặt bằng chi phí cuộc sống bình thường trong nước, là điều ai cũng biết. Ngoài hậu quả là những công chức mẫn cán và liêm chính, những công chức ở mức thấp hay mức không thể “kiếm thêm” gánh chịu đời sống quá khó khăn, sự so sánh mức lương không phản ánh được nhiều điều…

A) Mức lương khác với mức thu nhập. Công chức ở vị trí tiếp xúc trực tiếp với dân, nơi người dân phải lui tới nộp đơn “xin” này xin nọ, mức thu nhập có thể rất khác với mức lương trung bình mà bà Mai nêu ở trên.

dimanche 23 avril 2023

Huy Đức - Nhân việc Bộ Giáo dục gỡ bớt gánh nặng cho giáo viên

 

Theo thông tư 08/2023 của Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn, chỉ cần một chứng chỉ với thời gian “bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp” tối đa là 6 tuần, một giáo viên có thể được xét thăng hạng từ bậc Tư lên tới bậc Nhất.

Trước đây, cứ mỗi lần xét thăng hạng, giáo viên lại cần đi học (từ 6-8 tuần) và lại phải thi thêm một chứng chỉ.

Những quy định này, có từ Thông tư 01-04, 2021 do Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ký [để thực hiện Luật Công chức 2008 và Luật Viên chức  2010], đã nhận được nhiều ý kiến phê phán của dư luận và phản ứng của giáo giới. Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngay đầu nhiệm kỳ mới, đã tiến hành các khảo sát, lấy ý kiến trong ngành trước khi kiến nghị sửa đổi lên Chính phủ.

mercredi 12 avril 2023

Huy Đức - Ai « đưa cơm » cho người dám làm

 

+ “Đốt lò” phải song hành cùng cải cách. + Cần tách bạch hành pháp chính trị với hành chính công vụ ngay.

Hoàng Tư Giang vẫn là nhà báo hiếm hoi hiện nay đặt ra các vấn đề thiết thực ở tầm vĩ mô. Nhưng, khi nhắc tới “tinh thần Võ Văn Kiệt”, có lẽ, cũng cần tách bạch giữa hai vấn đề và hai giai đoạn.

Ông Võ Văn Kiệt có một câu nói nổi tiếng (với bà Ba Thi), “Chị cứ làm đi, miễn là không tư túi nếu có đi tù, tôi đưa cơm”. Câu nói được đưa ra ở thời kỳ “xé rào”, thời kỳ người dân không có quyền ngay cả quyền tự kiếm lấy ăn; thời kỳ “cơ chế” không chỉ trói buộc cán bộ mà trói buộc mọi nguồn lực trong đất nước.

mardi 28 mars 2023

Hoàng Quốc Dũng - Nước Pháp đang khủng hoảng biểu tình

 

Trong một bài trước tôi có nói qua về việc nước Pháp đang khủng hoảng vì tổng thống Macron muốn cải tổ những vấn đề có liên quan đến hưu trí.

Cuộc đọ sức này vẫn chưa kết thúc và hai bên đang còn thách đấu nhau ngày thứ Ba 28/3 với tổng bãi công và biểu tình. Bạo động đã xẩy ra ở một số thành phố lớn, nhưng chủ yếu vẫn là ở Paris.

Các bạn cũng nên biết là bạo động một phần nhỏ do chính những người biểu tình gây nên. Tuy nhiên các bạo động khủng khiếp lại do nhiều lực lượng khác cố tình gây nên. Trong số này đa số là những phần tử bất mãn, vô công rỗi nghề cứ thấy có biểu tình ở đâu là chúng trà trộn vào rồi đập phá, nhiều khi cũng nhân thể cướp bóc luôn. Họ chả có chính kiến gì hết, chỉ có phá và phá.

mercredi 28 décembre 2022

Nguyễn Ngọc Chu - Thay đổi phương thức chống tham nhũng để không bị "hao mòn nhân cách"

 

A. Thời nào cũng có tham nhũng. Nhưng mức độ tham nhũng rất khác nhau tùy thuộc vào thể chế.

Thể chế lành mạnh thì tham nhũng ít. Thể chế bệnh tật thì tham nhũng phát triển. Tham nhũng làm suy yếu đất nước. Tham nhũng làm nhân dân khốn khổ. Cho nên, bất cứ thời nào, nhân dân cũng ủng hộ chống tham nhũng, mọi tiến bộ về chống tham nhũng đều được hoan nghênh.

Những năm gần đây, công cuộc chống tham nhũng được tiến hành quyết liệt. Kết quả là các cán bộ cao cấp bị vào tù và mất chức mỗi ngày thêm nhiều. Một mặt là thấy được mặt tích cực của công cuộc chống tham nhũng. Nhưng mặt khác, là nỗi lo. Mà lo lớn hơn mừng.

vendredi 25 novembre 2022

Nguyễn Ngọc Chu - Độ trễ lịch sử

 

Đã hơn 14 năm kể từ ngày cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tạ thế (11/06/2008). Trái với lẽ thường, càng cách xa ngày mất, không phải thêm nhạt đi, mà tầm vóc cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt dường như lại càng hiện ra lớn hơn.

Trong con người của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tích hợp nhiều tính cách quý tạo nên tầm vóc to lớn của Ông. Có thể quan sát cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ nhiều phương diện. Dưới đây chỉ là một góc nhìn.

1. TẦM NHÌN SÁNG SUỐT

jeudi 1 septembre 2022

Dương Quốc Chính - Gorbachev có công hay có tội ?

 

Gorbachev là nhân vật gây tranh cãi. Phương Tây coi trọng ông nhưng thế giới cộng sản thì căm ghét, cho ông là tội đồ gây nên sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Vậy đánh giá thế nào là khách quan, khoa học nhất?

Thường thì dân mấy nước cộng sản còn lại đều không biết Liên Xô ở những năm cuối đời đã là một con bệnh rất nặng. Lý do bị phương Tây cấm vận, chống phá chỉ là phụ, mà sự kiệt quệ đến từ bản chất chế độ là nền kinh tế kế hoạch không tạo nên được động lực phát triển.

Nó quản trị nền kinh tế một cách duy ý chí, không dựa trên nhu cầu thực tế mà dựa trên kế hoạch do một số cá nhân cơ bản là dốt nát tạo nên. Điều đó đương nhiên dẫn tới sự kiệt quệ của nền kinh tế. Anh em bò đỏ đừng có cãi. Bởi vì các nước cộng sản hùng mạnh nhất bây giờ đều phải khắc phục những điểm yếu nói trên thì mới khá được.

Ngô Nhân Dụng - Người chấm dứt chiến tranh lạnh

 

Một người đã được Gorbachev ân xá từ Siberia trở về, Natan Sharansky mới viết trên báo Washington Post rằng ông ta chỉ muốn cho chế độ cộng sản “có bộ mặt con người.”

Cái quan định luận, nhiều người ca ngợi Mikhail Gorbachev khi ông qua đời, nhưng nhiều người ở Nga và Trung Quốc vẫn chỉ trích ông vì tội làm cho chế độ cộng sản và đế quốc Liên Xô tan rã.

Một lãnh tụ đảng Cộng sản trong quốc hội Nga, Nikolai Kolomeitsev, vẫn gọi Gorbachev là một “tên phản bội” đã “hủy hoại quốc gia.” Trong điện văn chia buồn, Tổng thống Nga Vladimir Putin, công nhận Gorbachev “tạo ảnh hưởng lớn lao trong lịch sử thế giới,” mặc dù đã từng kết tội ông gây ra “thảm họa lớn nhất trong thế kỷ 20” vì làm Liên Xô sụp đổ.

mercredi 27 avril 2022

Cải cách Hội đồng Bảo an: 5 thành viên thường trực phải giải trình vì sao phủ quyết


Đăng ngày:

Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten gởi về bài tường trình :

« Biện pháp đã được dự trù từ hơn hai năm qua, nhưng lưu lạc trong mê cung bàn giấy của Liên Hiệp Quốc, không có đủ sự ủng hộ. Lần này, cuộc chiến ở Ukraina và việc Nga làm tê liệt Hội đồng Bảo an đã khiến cuộc tranh luận được tái khởi động. Đề xuất này thuyết phục được những nước trước đây không muốn có một cuộc cải cách như thế.

jeudi 14 avril 2022

Thọ Nguyễn - Ukraine, lựa chọn nghiệt ngã

 

(Tiếp theo)

Khi Nga tấn công vào Ukraine, một làn sóng lo ngại bao trùm châu Âu. Hai nước trung lập Thụy Điển, Phần Lan và hai nước cộng hòa Xô viết cũ Moldavie và Gruzia đều muốn gia nhập NATO.

Chủ nghĩa Đại Nga từng giăng móng vuốt của nó đến các nơi này. Phần Lan đã từng mất lãnh thổ cho Nga trong chiến tranh thế giới 2. Ở nước Moldavie nói tiếng Rumanie quân Nga đang đóng ở Transnitia, hỗ trợ quân ly khai gốc Nga từ 1992. Năm 2008, chỉ sau một tuần đánh nhau, Gruzia thất trận, chịu mất hai vùng ly khai Nam Ossetia và Abkhazia. Đó chính là những kịch bản y như ở Donetzk và Luhanzk mà Nga đã dàn dựng ở Ukraine.

Có nghĩa là Putin có thể tìm cách thôn tính các nước trong vòng ảnh hưởng bất cứ lúc nào, nếu muốn. Những cái cớ "NATO“, "Thân tây“, "Bảo vệ kiều dân“ chỉ lòe bịp được những kẻ nhẹ dạ.

lundi 31 janvier 2022

Lê Hồng Hiệp - Bộ Ngoại giao cần cải cách mạnh công tác lãnh sự


Dân cư mạng đang rần rần về vụ 4 cán bộ của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao bị khởi tố. Từng làm trong Bộ một thời gian, mình cũng thấy có chút liên quan, xin được chia sẻ một vài quan sát bên lề thế này:

- Cán bộ ngoại giao đa phần có trình độ, học thức, biết đối nhân xử thế, nhưng môi trường công tác đôi khi làm họ bị ảnh hưởng. Trong Bộ, nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất có lẽ là Cục Lãnh sự và các bộ phận lãnh sự ở các đại sứ quán ở nước ngoài. Đây là bộ phận có “quyền lực” khi là nơi tiếp xúc trực tiếp nhiều với người dân, đồng thời tạo ra nhiều thu nhập nhất cho Bộ.

Trước đây (giờ nghe bảo không còn?), ngoài lương chính thức thì cán bộ, nhân viên trong nước của Bộ mỗi tháng được hưởng một khoản thu nhập từ quỹ phúc lợi mà theo mình hiểu là được trích từ các khoản thu lãnh sự (như phí visa ở các đại sứ quán) mà Bộ được giữ lại một phần. Cũng chính vì thế, ở trong Bộ, Cục Lãnh sự là bộ phận “hot”, không dễ để xin vào.

mardi 28 décembre 2021

Huy Đức - Chống tham nhũng nhìn từ vụ Việt Á

Bộ xét nghiệm covid của Việt Á không được WHO công nhận không phải là chuyện lớn. Không được WHO công nhận mà Bộ KHCN, tháng 4-2020, công bố là “Hồ sơ được WHO công nhận” mới là chuyện tày đình [thông tin sai sự thật này được giữ trên Cổng thông tin chính thức của Bộ KHCN cho tới khi vụ án bị Công an khởi tố].

Cho dù không có bằng chứng ăn chia giữa Việt Á, hành vi sử dụng quyền lực và uy tín của bộ máy công quyền, tiếp tay cho Việt Á lừa dối dân chúng để trục lợi, rất cần bị điều tra hình sự.

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước nỗ lực nghiên cứu và sản xuất bộ xét nghiệm cũng như vaccin chống covid là cần thiết. Nhưng, bảo hộ sản xuất trong nước rồi chi ngân sách ra mua với giá cao hơn nhập khẩu rất nhiều thì không cần bằng chứng nhận phần trăm mới gọi là tham nhũng.

samedi 4 septembre 2021

The Economist : Việt Nam, nền kinh tế mà Covid không thể ngăn chận được

 

The Economist tuần nàycó bài viết mang tựa đề « Việt Nam, nền kinh tế mà Covid không thể ngăn chận được ». Tuần báo Anh đặt câu hỏi : Thương mại và đầu tư nước ngoài đã giúp Việt Nam ra khỏi cảnh nghèo, và liệu có thể giúp quốc gia này trở nên giàu có ? 

Việt Nam, một trong 5 nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong 30 năm qua

 

Sau khi gây ấn tượng với thế giới qua việc chế ngự được con virus từ Vũ Hán năm ngoái, nay Việt Nam đang trong đợt bùng phát dịch tồi tệ nhất từ trước đến nay. Một số địa phương bị phong tỏa nghiêm ngặt, và một loạt nhà máy, từ xưởng sản xuất giày cho nhãn hiệu Nike cho đến điện thoại thông minh cho Samsung, đều hoạt động chậm lại hoặc bị đóng cửa, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

dimanche 13 juin 2021

Thái Hạo - Dạy thêm, đổi mới và công cuộc khai trí


Hôm qua, mới sáng sớm, anh Nguyễn Quang Thạch - người từng được UNESSCO trao giải thưởng vinh danh những người khai trí năm 2016, gọi điện cho tôi. Cũng chỉ để xả cái bức xúc về nền giáo dục, rồi lại nói cái quyết tâm “cõng sách về nông thôn” của ảnh.

Tôi nói với anh, việc anh đang làm suốt 20 năm qua là to lớn và tuyệt đối đúng. Nhưng anh phải xem về hiệu quả của nó. Anh có thể xây dựng được trên khắp cả nước này, mỗi thôn mỗi bản mỗi trường đều có tủ sách. Vấn đề là học sinh đọc để làm gì, và đọc vào lúc nào với một cung cách giáo dục như đang là.

Khi chúng nó phải học sáng học chiều học đêm, học nhồi nhét và học thêm đến tê dại như thế này thì thời gian đâu mà đọc sách của anh! Và cũng không có lý do thực tế để đọc. Anh thấy cay đắng không?

jeudi 3 juin 2021

Cuba cho phép thành lập công ty tư nhân vừa và nhỏ


Đăng ngày:

Từ La Habana, thông tín viên Domitille Piron cho biết thêm chi tiết :

« Họ đã đồng thuận với việc cho lập các công ty tư nhân vừa và nhỏ tại Cuba. Hội đồng bộ trưởng của quốc gia cộng sản họp lại hôm qua đã bật đèn xanh, nhưng chính phủ Cuba cảnh báo không nên coi đây là việc tư nhân hóa nền kinh tế.

dimanche 18 avril 2021

Nguyễn Ngọc Chu - Lãnh thổ Việt Nam chưa bao giờ được như thời vua Minh Mạng

Nhà Nguyễn có công vô cùng to lớn trong mở rộng lãnh thổ Việt Nam. Điểm qua vài dữ liệu để biết ơn tiền nhân, không quên lịch sử.

Từ năm 1611-1816, vua chúa nhà Nguyễn đã mở rộng bờ cõi từ Phú Yên cho đến tận Hà Tiên.

Cùng với việc mở rộng lãnh thổ trên đất liền, vua chúa nhà Nguyễn lần lượt đưa người ra khai thác và kiểm soát các hòn đảo lớn và quần đảo trên Biển Đông và vịnh Thái Lan. Quần đảo Hoàng Sa được khai thác và kiểm soát từ đầu thế kỷ XVII, Côn Đảo từ năm 1704, Phú Quốc từ năm 1708 và quần đảo Trường Sa từ năm 1711. Năm 1816, vua Nguyễn Ánh cho cắm cờ xác định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngô Nguyệt Hữu - Cải cách giáo dục !

 

Tân thiên tử tân triều thần, tân quan nhân tân chính sách.

Cứ mỗi lần có tân quan, tôi lại nghe nhắc đến cụm từ “cải cách”. Hai tiếng nghe rất đơn giản này lại ẩn chứa trong đó trùng trùng nguy hiểm khôn lường và nguy cơ không sao kể xiết.

Tôi nằm xem mấy chục tập Đại tần Đế quốc, người Trung Hoa lấy phim cổ trang để luận ngày nay, lấy cải cách của Thương Ưởng (nước Tần) mà hệt ngợi ca cải cách của Trung Quốc hiện tại.