Affichage des articles dont le libellé est Cam Bốt. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Cam Bốt. Afficher tous les articles

mardi 20 février 2024

Lưu Trọng Văn - Đổi mới

 

Gã từ Campuchia về Việt Nam qua cửa khẩu Gia Lai. Đi 2.000 kilomet đường quốc lộ, đường xuyên tỉnh: không cổng chào, không khẩu hiệu, không trạm thu phí, không ổ gà, không xóc tưng tưng.

Gã ngạc nhiên những biển báo mà không con đường Việt Nam nào có được: Đi chậm, cấm còi-nai qua đường. Chú ý thú rừng. Bò qua đường.

Về Việt Nam, từ cửa khẩu Lệ Thanh đến Pleiku 75 kilomet hết 2 giờ. Còn từ Siêm Riệp đến Lệ Thanh 570 kilomet hết 7 giờ. Tự nó nói lên điều gì?

lundi 19 février 2024

Lưu Trọng Văn - Tiếng nước tôi

 

Các khách sạn lớn ở Phnom Penh không ai biết tiếng Việt. Gã đi xe hơi từ Phnom Penh đến Siêm Riệp dừng lại các trạm nghỉ, nhân viên trẻ cũng “no no Việt Nam”.

Đến Ang Ko Wat vào trung tâm dịch vụ, mặc dù ông chủ là người gốc Việt, các nhân viên đều lắc đầu “no no Việt Nam.”

Phải chấp nhận sự thật này thôi. Cuộc chiến qua 45 năm rồi, thế hệ lớn lên sau 1979 hầu như không còn quan tâm tới ai đã cứu cha mẹ, ông bà họ khỏi nạn diệt chủng nữa. Với họ, lúc này ai làm chủ nền kinh tế, thương mại, ai nhiều tiền là đối tượng họ tôn kính và hết mình phục vụ.

samedi 17 février 2024

Lưu Trọng Văn - Ngày 17 tháng Hai cùng với một trung tướng Campuchia

Gã phượt từ Phnom Pênh đến Shihanoukville với Sophan, một trung tướng Campuchia. Vị trung tướng từng là sư trưởng một sư đoàn nhiều năm đánh nhau với Khơmer Đỏ tại vùng Siêm Riệp, Biển Hồ.

- Ngày 17.2 ông nhớ là ngày gì không? Gã hỏi.

- Ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam vì tức giận Việt Nam đánh bọn Pol Pot cứu Dân tộc Khmer khỏi diệt chủng. Pol Pot và Trung Quốc giết chết ba triệu người Campuchia đó, nếu không có bộ đội Việt Nam thì dân tộc tôi còn ai?

Huy Đức - Hoàng Văn Hoan và những « nước đi » của Bắc Kinh

 

Ngày 03-07-1979, Phó Chủ tịch Quốc hội Hoàng Văn Hoan trên đường sang Đức chữa bệnh. Khi máy bay của hãng Interflug quá cảnh ở Karachi, Pakistan, ông đã cáo bệnh ở lại, rồi hôm sau đánh lừa người bác sĩ đi cùng, đi taxi đến lãnh sự quán Trung Quốc. Ngày 05-07-1979, ông được đưa tới Bắc Kinh.

Đôi bên lặng ngắt. Hơn một tháng sau, ngày 050-8-1979, Thông tấn xã Việt Nam mới phát đi bài phỏng vấn Tổng thư ký Ủy ban Thường vụ Quốc hội Xuân Thủy về “Vụ Hoàng Văn Hoan bỏ trốn”.

Ngày 09-08-1979, từ Bắc Kinh, Hoàng Văn Hoan có “Thư gửi toàn thể đồng bào Việt Nam”, buộc tội Lê Duẩn đã “khống chế đất nước”. Theo ông, trong lúc “nhân dân ta đang khao khát sống yên ổn [sau 30 năm chiến đấu gian khổ], xây dựng tổ quốc để mở ra con đường tiến tới tương lai tốt đẹp” thì, “triển vọng đó đã bị Lê Duẩn phá hoại hoàn toàn”.

dimanche 7 janvier 2024

Lưu Trọng Văn - Ngày 7 tháng 1, nỗi đau còn đó

 

Thế giới này dù là châu Âu hay Bắc Mỹ, dù là Thái Lan, Singapore, hay Nhật Bản, Hàn Quốc… còn đó một món nợ với người Việt Nam và người Campuchia, món nợ diệt chủng Mao-Đặng-Polpot.

Bốn mươi lăm năm trước, ngày này Phnom Pênh được giải phóng bởi bộ đội Việt Nam. Nhưng cũng bắt đầu dằng dặc 10 năm máu bao chàng trai trẻ Việt tiếp tục đổ xuống vì bè lũ cộng sản Trung Hoa-Khmer đỏ tàn ác, cùng cuộc chiến tranh 17.2.1979 của 60 vạn quân cộng sản Bắc Kinh man rợ.

Mười năm ấy Mỹ và Pháp, Đức, Nhật, ASEAN…đều đứng về phe Khmer Đỏ, bảo vệ chiếc ghế của chúng tại Liên Hiệp Quốc và bao vây cấm vận Việt Nam, theo tham vọng của chúa tể Đặng Tiểu Bình.

Trương Nhân Tuấn - Việt Nam xâm lược Campuchia 1979 ?

 

Trở lại chủ đề "Gọi tên gì cho cuộc chiến Việt Nam-Campuchia 1979" qua bài phỏng vấn giáo sư (GS) Vũ Tường trên RFA. GS Tường cho rằng đây là một cuộc chiến "xâm lược", qua ý kiến như sau :

"...Từ "xâm lược" thể hiện trần trụi bản chất của cuộc chiến là một cuộc tiến công quân sự và chiếm đóng của Việt Nam vào một nước khác có chủ quyền. Vì vậy đây là từ khách quan nhất dù Việt Nam dĩ nhiên không thích nó."

Tôi thấy GS Tường không nói gì về vai trò của Mỹ trong cuộc chiến này. Đây là một thiếu sót lớn.

Trương Nhân Tuấn - Phản biện bài “Gọi tên gì cho cuộc chiến Việt Nam-Campuchia 1979” ?

 

Trên RFA có bài phỏng vấn giáo sư (GS) Vũ Tường bên Mỹ về chủ đề “Gọi tên gì cho cuộc chiến Việt Nam-Campuchia 1979 ?”.

Theo nhận xét của tôi thì bài này có (rất) nhiều sự kiện cần được bàn luận lại. Hiện thời trong nước có rất nhiều sử gia, nhiều nhân chứng “có tham dự” cuộc chiến Việt Nam-Campuchia. Dĩ nhiên họ rất thông thạo về cuộc chiến này. Hy vọng họ sẽ lên tiếng để “rộng đường dư luận”.

Cá nhân tôi, “chuyên gia nghiệp dư về biên giới và lãnh thổ”, cũng có một số kiến thức về cuộc chiến. Việt Nam gọi cuộc chiến này là “Chiến tranh biên giới Tây Nam”. Một số học giả quốc tế gọi đây là “chiến tranh ủy nhiệm". Khmer Đỏ đánh Việt Nam là đánh cho Trung Quốc. Việt Nam lấy danh nghĩa “tự vệ chính đáng” nhưng khi đánh qua Campuchia là đánh cho Liên Xô.

lundi 11 décembre 2023

Dương Quốc Chính - Liệu sẽ có cuộc hội đàm ba bên Việt Nam-Trung Quốc-Campuchia ?

 

Tân thủ tướng Campuchia, Hun Manet tới thăm Việt Nam vào hai ngày 11 và 12/12. Điều đặc biệt là ông Tập Cận Bình cũng thăm Việt Nam vào ngày 12 và 13/12. Tức là trùng ngày 12.

Về thủ tục ngoại giao, thì không thành vấn đề lắm. Vì tiếp đón Hun Manet sẽ chủ yếu là ông Phạm Minh Chính, người đồng cấp. Trong khi tiếp đón ông Tập sẽ chủ yếu là tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, cũng đồng cấp. Tất nhiên, theo thông lệ, rồi cũng sẽ phải gặp cả bốn ông thôi, nhưng nhân vật chính sẽ so le như vậy.

Nhưng tình huống này cũng không hay gặp lắm và mình cho là không ngẫu nhiên. Rất có thể, sẽ có một cuộc gặp ba bên Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, công khai hoặc bí mật, hoặc nửa bí mật, nửa công khai. Tức là không tiết lộ toàn bộ nội dung hội đàm ba bên. Cũng như hội nghị Thành Đô, liên quan đến ba nước, cũng chưa được tiết lộ sau 30 năm.

dimanche 15 octobre 2023

Huỳnh Duy Lộc - Khăn rằn không phải là biểu trưng của người dân phương Nam!

 

Krama (tiếng Khmer: ក្រមា - khăn rằn) là chiếc khăn truyền thống của người Khmer.

Khăn này có nhiều công dụng: Làm khăn đội đầu, khăn quàng cổ, khăn che mặt (vì trời rất nóng), để trang trí, hoặc thậm chí làm một chiếc võng nhỏ cho trẻ nhỏ.

Krama còn được các chiến binh Chân Lạp ở Bokator dùng làm vũ khí (để siết cổ đối phương), được họ quấn quanh ngực, đầu hay nắm tay. Đàn ông, phụ nữ và trẻ em đều dùng krama và nó thật sự được coi là một biểu tượng quốc gia của Cambodia.

jeudi 14 septembre 2023

Huy Đức - Nguyễn Chí Vịnh [1959-2023]

 

Ngày 08-02-2023, tôi nhận được cuốn sách “Người Thầy” với lời đề tặng của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, “Thân tặng anh Huy Đức Osin/ Bài học vỡ lòng của tôi trong nghề viết lách”.

Đọc xong, tôi nhắn anh ấy:

“Cuốn sách rất hấp dẫn nhưng tôi vẫn phải đọc chậm rãi. Rất nhiều ký ức dội về. Những người như tôi đọc được rất nhiều tầng ngữ nghĩa mà anh gửi gắm. Cho dù, về cách nhìn các sự kiện chính trị giữa tôi và anh có nhiều chỗ không giống nhau. Nhưng phần lớn tư liệu và những vấn đề anh đề cập rất bổ ích đối với tôi. Đặc biệt, phần ‘con người’ được anh viết rất xúc động. Tôi không chỉ hiểu thêm ‘Người Thầy’ mà hiểu thêm về anh. Những câu chuyện như vậy chắc chắn sẽ làm nhiều người điều chỉnh cách nhìn về một con người ‘quá phức tạp’ như anh. Rất cám ơn anh về cuốn sách, mong anh tiếp tục chiến thắng trong ‘cuộc chiến’ mà anh đang phải đối đầu này.”

mardi 8 août 2023

Dương Quốc Chính - Độc tài dán tem dân chủ

Trong khi mình đang quần quật chém gió Facebook thì bạn Hun Manet đã được quốc vương Campuchia phê chuẩn làm thủ tướng.

Trên lý thuyết, việc Hun Sen "nhường ngôi" cho Hun Manet là hoàn toàn hợp hiến. Vì với thể chế quân chủ lập hiến kiểu này, đảng CPP chiếm 120/125 ghế Hạ viện sẽ có quyền chọn ra thủ tướng. Theo thông lệ, người này là chủ tịch đảng luôn, nhưng ông Hun Sen (chủ tịch đảng) đã nhường vị trí này cho con trai mình.

Hun Sen sẽ tiếp tục giữ chức chủ tịch đảng CPP, sẽ làm thêm chức chủ tịch Thượng viện sau vài tháng tới, khi có bầu cử mà CPP chắc chắn lại nắm đa số. Ngoài ra, Hun Sen còn nắm thêm chức chủ tịch Hội đồng Cơ mật Tối cao, cố vấn cho nhà vua. Như vậy, Hun Sen sẽ ngồi ở ba vị trí kiểm soát cả các nhánh hành pháp, lập pháp và hoàng gia, đích thị là thái thượng hoàng.

mardi 1 août 2023

Dương Quốc Chính - Lại Tony buổi tối

 

Hôm nay rộ lên hai tút được cho là của dượng Tony buổi sáng. Cả hai tút đều có thủ pháp chung là viết dạng truyền thuyết văn chương kích động tâm lý, đại khái là văn tuyên truyền hư hư thực thực rồi dắt độc giả tới một kết luận của dượng. Văn này tuyên giáo hay dùng. Tạm gọi là dạng quy nạp kết luận ẩu dựa trên thông tin cá nhân.

Tút về trường West Point, đại khái dượng ca ngợi hết lời, nhưng đọc là thấy nó quen quen, mà ngồi một chỗ cũng chế được. Chỉ cần biết trường đó là trường top của Mỹ, đào tạo ra những người giỏi, là đủ rồi. Chứ nghe dượng chém thì leng keng vậy thôi chứ không biết đúng sai thế nào đâu.

Muốn biết về West Point thì cứ Google cho chắc, đầy thông tin có nguồn tử tế. Có đoạn dượng chém là sinh viên học West Point phải biết cả Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn là bịa thô quá! Bởi Binh thư yếu lược bị thất truyền rồi, quyển sách đang có tên như vậy, đã dịch ra tiếng Kinh bán đầy ngoài hiệu, là chép từ sách của Đào Duy Từ. Mà ông Từ đẻ sau ông Tuấn tầm 400 năm! West Point nào ngu lấy sách đó ra bắt sinh viên học?

dimanche 30 juillet 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Erdogan và Hun Sen

 

1. Erdogan

Theo dõi cách hành xử của Erdogan, hiện ra khuôn mặt của một chính khách lão luyện. Erdogan là một “tay chơi chính trị” nhiều mang. Dù là Nga, Mỹ, châu Âu hay NATO, với phe nào, Erdogan cũng thu được lợi.

Ví như Nga và Putin đã nhiều phen phải ngậm bồ hòn làm ngọt với Erdogan. Erdogan gián tiếp đối đầu với Nga, giúp Azerbaijan chiếm lại lãnh thổ thành công trong xung đột Nagorno-Karabakh chống Armenia được Nga hậu thuẫn.

Erdogan trực tiếp đối đầu với Nga, không ngần ngại bắn rơi Su 25 của Nga ở Syria khi vừa xâm phạm vùng trời vài trăm mét. Đóng eo biển không cho chiến hạm Nga vào Biển Đen. Giúp vũ khí cho Ukraine, Bán máy bay không người lái Bayraktar TB2 cho Ukraine và đầu tư sản xuất tại Ukraine. Giúp Ukraine vận chuyển ngũ cốc. Thả các tù binh “Azov” trước thời hạn. Ủng hộ Ukraine gia nhập NATO. Đó là những hành xử làm cho Putin phải nuốt hận.

jeudi 27 juillet 2023

Đặng Sơn Duân - Hồng phúc dân tộc Khmer

 

Thủ tướng Hun Manet (Con trai trưởng Hun Sen)

Phó thủ tướng Neth Savoeun (Cháu rể Hun Sen)

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Tea Seiha (Con trai Phó thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh)

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Sar Sokha (Con trai Phó thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Sar Kheng)

mardi 4 juillet 2023

Huy Đức - Đừng trở thành “con tin của Hun Sen”

 

“Quyền lực có khuynh hướng tha hóa”. Không ai tránh được quy luật này và Hun Sen là ví dụ tiêu biểu của sự “tha hóa tuyệt đối” sau gần 39 năm làm thủ tướng.

Trên tài khoản Facebook của mình Hun Sen đã sử dụng ngôn ngữ bạo lực để tấn công đối lập và có lúc Hun Sen, thậm chí, còn chia sẻ sự nuối tiếc khi đã không “bắn” vào đoàn người biểu tình năm 2013, năm bầu cử mà [theo các nhà quan sát] Hun Sen thua trên thực tế.

Vì thế, hôm 29-06-2023, một ban cố vấn độc lập của Meta đã khuyến nghị vô hiệu hóa tài khoản Facebook của Hun Sen 6 tháng. Sợ mất mặt, ngay sau đó, Hun Sen tuyên bố xóa tài khoản Facebook có hơn 14 triệu người theo dõi để chuyển sang Tik Tok, Telegram… vì theo Hun Sen, những nền tảng này có thể hoạt động ở nhiều nước cấm Facebook [chắc Hun Sen đang nói về Trung Quốc].

lundi 3 juillet 2023

Dương Quốc Chính - Dân chủ và cộng sản rơi vào đầu

 

Campuchia được dân chủ rơi vào đầu, không cần đấu tranh gì cả, nhờ cuộc bầu cử tự do do Liên Hiệp Quốc giám sát, sau khi Việt Nam rút quân.

Bản chất việc này là do Liên Xô trên đà sụp đổ nên Việt Nam bị áp lực phải rút quân, và Campuchia bắt buộc phải có tổng tuyển cử tự do để thành lập một chính phủ mới được quốc tế công nhận.

Nước Nga, gần thời điểm, cũng có dân chủ rơi vào đầu, khi Liên Xô tự sụp đổ bởi quyết định của tổng thống Nga Boris Yeltsin, và trước đó là cuộc cải cách bất thành của tổng thống Liên Xô Gorbachev. Bản chất bắt nguồn từ sự mục nát của chế độ cộng sản ở Liên Xô.

vendredi 12 mai 2023

Trần Trung Đạo - Hun Sen là ai ?

 

Đêm 5 tháng 8, 1952, một đứa bé ra đời tại làng Peam Koh Snar thuộc tỉnh Kampong Cham, phía đông sông Mekong. Đứa bé được đặt tên là Hun Bunall. Tên của cậu được thay đổi nhiều lần và lần cuối được đổi thành Hun Sen khi cậu ta gia nhập du kích Cộng Sản Cambodia năm 1970.

Ngày 14 tháng 4, 1970, Hun Sen gia nhập Mặt Trận Đoàn Kết Dân Tộc Cambodia (National United Front of Cambodia) thường được viết tắt là FUNK để chống lại chính phủ Lon Nol thân Mỹ.

Năm 1974, Hun Sen chỉ huy một đơn vị với quân số khoảng hai ngàn. Trong thời gian này ông ta biết lãnh đạo thực sự của phong trào FUNK không phải là Sihanouk mà là Pol Pot. Chức vụ chính thức của Hun Sen là Tham Mưu Trưởng trung đoàn và năm 1977 được phong lên chức Trung đoàn phó. Theo lời Hun Sen ông ta đã sử dụng đơn vị này tấn công Lon Nol và sau đó tấn công Khờ Me Đỏ.

samedi 6 mai 2023

Dương Quốc Chính - Nhạy cảm quá khứ chiến tranh

Việc Việt Nam phản đối một công ty và bưu chính Úc về việc họ sản xuất vật phẩm lưu niệm 50 năm ngày Úc rút quân khỏi Việt Nam Cộng Hòa là rất vô lối. Bởi vì đây là đồng tiền kỷ niệm liên quan đến lịch sử, thì phải tôn trọng lịch sử.

Úc rút quân khỏi Việt Nam Cộng Hòa, là một quốc gia được nhiều nước công nhận, và chính Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng công nhận là một bên để ký hiệp định Paris.

Quân đội Úc từng tham chiến ở miền Nam với vai trò là đồng minh của Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa, với quân số khoảng 60 ngàn, họ chỉ thua kém số lượng quân Mỹ và Hàn. Quân đội Úc có đánh trận Long Tân, là một trận ác liệt với quân Việt Cộng, trận này có đưa thành phim truyện. Không phải ai cũng biết tới chuyện này.

vendredi 5 mai 2023

Nguyễn Thông - Chuyện không nhỏ

 

Này, có nhẽ từ chuyện Campuchia cấm đem ảnh idol vào sân chơi thể thao để nhảy nhót hò hét ủng hộ, xứ An Nam cũng cần coi lại cái cách dung túng những trò tuyên truyền dở hơi lâu nay.

Trước hết, nó không hợp, sân bóng không phải là chỗ biểu dương lãnh tụ. Sau nữa, trong thế giới văn minh văn hóa, nó có vẻ thô lậu, nhố nhăng, chả giống ai, cứ kiểu một mình một chợ, anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta.

Sau nữa, đừng để thiên hạ người ta chê cười, mà lệnh cấm vỗ mặt như Campuchia vừa ban hành là biểu hiện dứt khoát của sự chê cười ấy.

vendredi 21 avril 2023

Mai Bá Kiếm - Tiêu chuẩn « ăn theo » vận động viên

 

Trong thời bao cấp về tiêu chuẩn cung ứng lương thực thực, phẩm cho cán bộ công nhân viên ; con cái dưới 18 tuổi và cha mẹ trên 60 tuổi (không hưởng chế độ hưu) mà có trách nhiệm nuôi dưỡng đã được hưởng "suất ăn theo".

Sang thời kinh tế thị trường "suất ăn theo" biến mất, trừ ngành thể dục thể thao mỗi khi thành lập đoàn thể thao Việt Nam đi dự các giải thế giới hay khu vực. Nhưng, nó khác "suất ăn theo" của con nít, người già không lao động được, lãnh đạo ngành thể dục thể thao (từ tổng cục trưởng, vụ trưởng, cán bộ) lại hưởng "suất ăn theo" vào các vận động viên (VĐV) mà mình phải dìu dắt!

Cụ thể, thành phần Đoàn thể thao Việt Nam đi dự SEA Games 32 tại Campuchia đông hơn một tiểu đoàn, gồm 1.003 thành viên. Nhưng trong đó chỉ có 702 VĐV, thành phần "ăn theo" chiếm 30%. Công bằng mà nói, trong 30% đó có huấn luyện viên (HLV) trực tiếp phục vụ VĐV, nên Ban Tổ chức SEA Games 32 không coi họ "ăn theo" mà được "ăn chính thức" miễn phí cùng VĐV.