Affichage des articles dont le libellé est Con đường tơ lụa mới. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Con đường tơ lụa mới. Afficher tous les articles

mercredi 29 novembre 2023

Dương Quốc Chính - Trông người mà ngẫm đến ta

 

Chú thích của TM : Thật ra chuyện không đơn giản, bà Aung San Suu Kyi sau này lại thân Trung Quốc, qua thăm được Bắc Kinh trải thảm đỏ đón tiếp. Bà bảo vệ nạn diệt chủng người Rohingya khiến Tòa Đô chánh Paris đành rút lại danh hiệu Công dân danh dự đã trao tặng. Việc bà Suu Kyi bị đảo chánh khiến Trung Quốc tương đối bất lợi, ngoài mặt họ ủng hộ chính quyền quân sự nhưng mặt khác xúi giục phiến quân phá rối.

Tình hình Miến Điện hiện đang rất nát. Phiến quân ở hai bang giáp Trung Quốc hiện đang áp đảo quân chính phủ. Quân đội Miến Điện đang dần mất quyền kiểm soát ở đây.

Điều đáng nói là khu vực này là nơi sẽ xây tuyến đường sắt Vành đai con đường của Trung Quốc. Là khởi đầu tuyến đường để miền Tây Trung Quốc ra Ấn Độ Dương, tránh bị phụ thuộc vào tuyến hàng hải qua Biển Đông và eo Malacca có nguy cơ xung đột. Miền Tây Trung Quốc (cụ thể là Côn Minh) ra biển gần nhất là đi qua cửa khẩu Lào Cai rồi về cảng Hải Phòng của Việt Nam.

mercredi 18 octobre 2023

Lâm Bình Duy Nhiên - Chính trị đu dây!

 

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp Tổng thống Putin bên lề Diễn đàn Vành đai và Con đường ở Bắc Kinh.

Hai ông đã thảo luận về các biện pháp tăng cường quan hệ song phương.

Trong khi cả thế giới tiến bộ lên án và tẩy chay Putin, thì Việt Nam lại không ngại vui vẻ chụp hình chung với tên tội phạm chiến tranh. Thậm chí ông Thưởng còn mời Putin sàng thăm Việt  Nam.

dimanche 5 décembre 2021

EU : ‘Global Gateway’ đối đầu với « Con đường tơ lụa mới » Trung Quốc

 

Phương Tây tố cáo Trung Quốc làm cho các quốc gia mới nổi ngập trong nợ nần, duy trì tham nhũng, không tôn trọng nhân quyền, phá hoại môi trường với các dự án « Con đường tơ lụa mới », nhằm phục vụ cho mưu đồ bành trướng. Để đối phó, Liên hiệp Châu Âu tung ra chương trình «Global Gateway » với 300 tỉ euro, hứa hẹn minh bạch, công bằng.

 

Kế hoạch của Liên hiệp Châu Âu nhằm đối phó với « Con đường tơ lụa mới » của Trung Quốc, áp lực quân sự Nga lên Ukraina, khủng hoảng di dân, các ứng cử viên tổng thống Pháp tìm kiếm nguồn tài chính cho cuộc đua. Đó là các chủ đề chính của báo Pháp hôm nay 02/12/2021.

Minh bạch và công bằng, không tạo ra lệ thuộc

lundi 10 mai 2021

Trung Quốc vươn vòi bạch tuộc khắp Thái Bình Dương


Đăng ngày:

Phi đạo Trung Quốc ở Kiribati, mắt xích Con đường tơ lụa ở Thái Bình Dương

Đảo san hô Kanto được Không quân Mỹ biết rất rõ, vì đã đồn trú tại đây từ 1942 đến 1943 để tấn công quân Nhật tại những hòn đảo lân cận. Hãng tin Reuters hôm 05/05 tiết lộ hòn đảo này sắp tới sẽ trở thành một căn cứ quân sự của Trung Quốc.

lundi 16 mars 2020

Huỳnh Ngọc Chênh - Cuộc chiến giữa toàn cầu hóa và đại cách ly



Chuyện tình thời virus corona ở Ý: "Juliette, có phải nàng đó chăng?"

Kinh Thánh nói rằng ngày xưa loài người trên toàn cầu nói chung một thứ tiếng, đoàn kết với nhau, từ đó đồng lòng xây dựng ra tháp Babel cao đến tận trời. Trời không đồng ý, đánh sụp tháp rồi phân tán loài người ra thành từng nhóm nhỏ bất đồng tiếng nói, bất đồng quan điểm, phải sống cách ly nhau ra thành từng bộ lạc hoặc từng quốc gia riêng.

Nhưng đến thế kỷ 21, nhờ vào phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, loài người gần như vượt qua được rào cản bất đồng ngôn ngữ, khoảng cách vật lý. Rồi do nhu cầu trao đổi hàng hóa, phân công lao động, loài người càng ngày càng xích lại gần nhau và toan tính đến việc toàn cầu hóa.

Các nước tiên tiến và giàu có nhất trên thế giới đã có kế sách tiến đến toàn cầu hóa theo kiểu của họ.

lundi 11 novembre 2019

Tập Cận Bình thăm Hy Lạp, mắt xích quan trọng "Con đường tơ lụa" tại châu Âu

Tập Cận Bình và thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis thăm cảng Pirée, nơi Trung Quốc chiếm phần lớn vốn, ngày 11/11/2019.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Athens từ tối qua 10/11/2019 trong khuôn khổ chuyến công du ba ngày, hôm nay gặp gỡ các nhà lãnh đạo Hy Lạp với mục tiêu tăng cường hợp tác song phương « trong tất cả mọi lãnh vực ».

Ông Tập Cận Bình hôm nay hội đàm với tổng thống Prokopis Pavlopoulos và thủ tướng Kyriakos Mitsotakis của Hy Lạp để ký các thỏa thuận hợp tác về giáo dục, hàng hải thương mại và năng lượng. Thủ tướng Mitsotakis vừa thăm Thượng Hải tuần trước cùng với đoàn doanh nhân 60 người, tuyên bố : « Chưa bao giờ tốt đẹp hơn bây giờ để mở ra một trang mới với Trung Quốc ». Theo bộ Ngoại giao Trung Quốc, chuyến thăm này mang lại một « sức bật mới » cho quan hệ đôi bên và cho Sáng kiến Vành đai & Con đường (BRI) của Bắc Kinh.

Sau khi nhượng lại cho tập đoàn Trung Quốc Cosco hai bến tàu của hải cảng Pirée năm 2008, Athens nhanh chóng mở rộng hợp tác với Bắc Kinh. Trong 15 năm qua, các công ty Hy Lạp đã cho đóng hơn 1.000 chiếc tàu có trị giá trên 15 tỉ euro tại Trung Quốc. 

dimanche 23 juin 2019

TS Trịnh Định - Đường cao tốc Bắc Nam, sinh lộ của dân tộc



Một bài viết thẳng thắn một cách đáng ngạc nhiên trên báo nhà nước Việt Nam!

(VHNA 17/06/2019) LTS: Hiện nay, dư luận đang rất quan tâm về việc lựa chọn nhà thầu xây dựng đường cao tốc Bắc Nam và tỏ ra rất băn khoăn, lo lắng về sự an nguy của đất nước nếu nhà thầu Trung Quốc trúng thầu thực thi con đường này. Văn hóa Nghệ An xin giới thiệu cùng bạn đọc chia sẻ của Tiến sĩ Trịnh Định, Đại học Quốc gia Hà Nội với nhà báo Phan Văn Thắng về vấn đề này.

Phan Văn Thắng: Gần đây Việt Nam có chủ trương xây dựng đường cao tốc Bắc Nam, ông đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của đường cao tốc này đối với sự phát triển của đất nước?

Trịnh Định: Ở bất cứ quốc gia nào, hệ thống đường giao thông là tiền đề để công nghiệp hóa, đô thị hóa. Một quốc gia muốn phát triển, việc trước tiên là phải chú trọng phát triển giao thông. Về cơ bản, cho đến nay, hệ thống giao thông chúng ta đang thua rất xa so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, việc xây dựng đường cao tốc Bắc Nam, xét về chủ trương và ý tưởng là đúng đắn, tuy hơi muộn.

jeudi 16 mai 2019

Đường vào Việt Nam của 'ông lớn' bất động sản Trung Quốc




Phối cảnh dự án Centennial Saigon tại số 2 Tôn Đức Thắng của Alpha King (phần bên trái).

(Nhàđầutư 06/05/2019) Với nguồn lực dường như vô tận, các tập đoàn Trung Quốc luôn sẵn lòng rót vốn vào Việt Nam. Nhưng để nhanh chóng và hiệu quả nhất, họ cần tới "cầu nối" - là những trung gian am hiểu văn hóa địa phương, đồng thời có sợi dây gắn kết chặt chẽ với các đối tác "đồng hương".

Giải mã Alpha King

Từ cuối năm 2017, cái tên Alpha King nổi lên và thổi một "cơn gió lạ" vào thị trường địa ốc Sài Gòn đang có phần trầm lắng với việc triển khai cùng lúc ba dự án siêu sang là 289 Trần Hưng Đạo, 87 Cống Quỳnh và số 2 Tôn Đức Thắng. Mức giá bán được chào lên tới 10.000 USD/m2 căn hộ, thuộc hàng đắt đỏ nhất trung tâm Quận 1. Cùng với đó là loạt tin đồn về tham vọng thay đổi diện mạo trung tâm Sài Gòn, với loạt dự án lớn như Saigon One, SJC Tower, 2-4-6 Hai Bà Trưng...

Đình đám là vậy, song không có nhiều thông tin về cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp này. Một báo cáo hiếm hoi từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết Công ty cổ phần (CTCP) Phát triển Bất động sản Alpha King có vốn điều lệ 60 tỉ đồng, trong đó công ty mẹ Alpha King Investments Limited (trụ sở tại British Virgin Islands) nắm 93,34%.

Mức vốn điều lệ khiêm tốn, đặt bên cạnh loạt dự án có tổng tiền đầu tư hàng nghìn, thậm chí nhiều chục nghìn tỉ đồng dẫn tới đồn đoán rằng Alpha King có chăng chỉ là một pháp nhân, đứng tên cho một ông lớn nào đó.

vendredi 26 avril 2019

Ngô Nhân Dụng - Tham vọng bành trướng qua ‘Một Vòng Đai, Một Con Đường’



Tập Cận Bình phát biển khai mạc "Một vành đai, Một con đường" lần hai tại Bắc Kinh.

(NgườiViệt 24/04/2019) Bắc Kinh đang tổ chức hội nghị thượng đỉnh “Một Vòng Đai, Một Con Đường” lần hai, từ Thứ Năm tuần này, 25 Tháng Tư, 2019. Có 37 quốc gia gửi người cầm đầu tới dự, không có Mỹ, Ấn Độ và các cường quốc Âu Châu. Tập Cận Bình sẽ nhân dịp này nhắc lại rằng “Nhất Đới Nhất Lộ” chỉ là một kế hoạch phát triển kinh tế hòa bình. Nhưng ai cũng biết đây là một chương trình nhằm chinh phục thế giới.

Kể từ ngày Tập Cận Bình công bố chương trình tại Đại Học Nazarbayev ở thủ đô Kazakhstan, Tháng Chín, 2013, trang website chính thức bằng tiếng Anh luôn luôn gọi đây là một “sáng kiến” (initiative) và tuyệt đối không bao giờ dùng những chữ “strategy” (chiến lược), “programme” (chương trình), “project” (dự án), hay các chữ gợi ý là một kế hoạch.

Ba mươi năm trước, khi Trung Quốc mới ngoi lên khỏi vũng lầy lạc hậu thời Mao Trạch Đông, họ thấy nước Mỹ đã có mặt khắp nơi. Bây giờ khác. Trong lúc chính phủ Mỹ chăm chú vào những “điểm nóng” như Iran, Bắc Hàn, biên giới Mexico hay Venezuela, thì đã có 129 quốc gia và 29 tổ chức quốc tế tham gia “Một Vòng Đai, Một Con Đường,” như Dương Thiết Trì, thành viên Bộ Chính Trị Trung Cộng mới khoe. Một người dân Trung Hoa bình thường cũng thấy nước họ phải vươn lên ngang hàng rồi vượt qua nước Mỹ.

“Nhất Đới Nhất Lộ” là chiến lược toàn cầu của Trung Cộng trong thế kỷ 21.

vendredi 22 mars 2019

Bước ngoặt của châu Âu : Đối đầu với Trung Quốc

Chiêu bài "đa phương", "đôi bên cùng có lợi" của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có còn khuyến dụ được châu Âu ?

Ủy ban Châu Âu trong tài liệu quan trọng công bố hôm 12/3, đã gọi thẳng Trung Quốc là « địch thủ cạnh tranh chiến lược », đề ra 10 kế hoạch hành động. Sự sáng suốt này là cả một bước ngoặt ! Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng thẳng thừng tuyên bố « Con đường tơ lụa mới không thể là dự án bá quyền, làm cho các quốc gia mà con đường này chạy qua trở thành chư hầu » của Trung Quốc.

Châu Âu trước mối nguy Trung Quốc và Brexit là hai chủ đề được đề cập nhiều nhất trên các báo Pháp ra ngày hôm nay 21/03/2019.

Trong bài viết mang tựa đề « Trung Quốc – Châu Âu, bước ngoặt », Le Monde kêu lên : Thế là ông ấy đến rồi ! Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm châu Âu từ ngày 21 đến 26/3, nhưng là một người khách không được chờ đợi. Liên hiệp Châu Âu (EU) rốt cuộc cũng đã lượng định được sức nặng của Bắc Kinh và đang đặt nghi vấn về cường quốc đang lên nhanh nhưng quan tâm đến cả một đất nước tí hon là Monaco (quốc gia đầu tiên hoàn toàn bao phủ bằng công nghệ 5G của Hoa Vi). Một số nhà lãnh đạo châu Âu đang nghiêm túc xem xét lại mối quan hệ.
Hoa Vi lên mặt « dạy dỗ » châu Âu về cách mạng công nghệ

mercredi 24 octobre 2018

Chính phủ dân túy Ý: Con ngựa thành Troie của Trung Quốc tại Châu Âu

Phó thủ tướng Ý Luigi Di Maio phát biểu trong một cuộc tập hợp của phong trào 5 Sao tại Roma, ngày 20/10/2018.


Mối hoài nghi của Châu Âu ngày càng gia tăng về sáng kiến "Một vành đai, một con đường", và Ủy ban Châu Âu cũng đã đề ra một kế hoạch thay thế.

Nhưng bây giờ lại chính là Ý với chính phủ dân túy 5 Sao và Lega Nord đã thay đổi quan niệm nói trên. Trong thời gian tới, khi Phó thủ tướng Luigi Di Maio (và là đương kim lãnh đạo chính trị của 5 Sao) quay trở lại Trung Quốc thì có thể Ý, quốc gia thành viên sáng lập của Liên hiệp Châu Âu (EU) sẽ là quốc gia G7 đầu tiên ký kết bản ghi nhớ (memorandum) với Trung Quốc về "Con đường tơ lụa".

mardi 11 septembre 2018

Malaysia nói không với ống dẫn dầu khí khổng lồ của Bắc Kinh


Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad và Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh, 20/08/2018. Ảnh AFP

(Libération 10/09/2018) Chính phủ Malaysia của ông Mahathir Mohamad đã báo cho Trung Quốc sẽ hủy bỏ ba dự án ống dẫn dầu và khí đốt, và có thể hủy luôn việc xây dựng một tuyến đường sắt.

Đó là một cái tát của ông Mahathir Mohamad vào mặt Trung Quốc. Tân thủ tướng Malaysia 93 tuổi, hôm thứ Hai 10/9 qua thư đã báo cho Bắc Kinh là hủy bỏ hẳn một dự án khổng lồ của Trung Quốc.

mercredi 5 septembre 2018

« Con đường tơ lụa » : Bẫy nợ rình rập « bạn bè » Trung Quốc

Thành phố cảng Colombo do Trung Quốc đầu tư đang được xây dựng tại Sri Lanka. Ảnh chụp ngày 23/08/2018.


Ngập trong những món tín dụng Trung Quốc, các nước có dự án cơ sở hạ tầng thuộc kế hoạch « Con đường tơ lụa mới » của Bắc Kinh nay thấy nợ nần tăng vọt, cho đến nỗi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phải báo động, và một số Nhà nước nghĩ đến việc thối lui.

mardi 28 août 2018

Tập Cận Bình trấn an về « Một vành đai, một con đường »

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt binh tại căn cứ quân đội Trung Quốc ở Hồng Kông ngày 30/06/2017.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm qua 27/08/2018 trong hội nghị sơ kết 5 năm « Một vành đai, một con đường » tại Bắc Kinh đã khẳng định sáng kiến này không nhằm tạo ra một « Câu lạc bộ Trung Quốc », đồng thời kêu gọi cân bằng về thương mại với các quốc gia đối tác. Tuyên bố của ông Tập được đưa ra trong bối cảnh thủ tướng Malaysia vừa hủy bỏ dự án nhiều tỉ đô la với Trung Quốc vào tuần trước.

Ông Tập Cận Bình cho rằng : « Một vành đai, một con đường là sáng kiến hợp tác kinh tế, chứ không phải là một liên minh địa chính trị hay quân sự. Đó là một tiến trình mở rộng, chứ không phải nhằm lập ra một quỹ đạo riêng hay một Câu lạc bộ Trung Quốc ».

vendredi 27 juillet 2018

Đức ngăn chận Trung Quốc mua một công ty chiến lược

Một trạm biến áp của công ty 50Hertz tại Neuenhagen, Đức, 06/03/2014.

Chính phủ Đức hôm nay 27/07/2018 loan báo đã mua 20% phần vốn của công ty quản lý mạng lưới điện 50Hertz để bảo vệ công ty chiến lược này không rơi vào tay Trung Quốc. Sự can thiệp này chứng tỏ Berlin ngày càng lo ngại trước chiến dịch thâu tóm của Bắc Kinh.
Bộ Kinh tế Đức cho biết, theo lệnh của chính phủ, vì lý do an ninh Ngân hàng Nhà nước KFW đã chi ra gần 1 tỉ euro mua lại 20% cố phiếu của công ty điện lực 50Hertz, một doanh nghiệp phụ trách cung cấp điện cho 18 triệu dân ở miền đông và miền bắc nước Đức.

dimanche 24 juin 2018

Hoàng Dũng - “Thánh thượng sáng suốt” và cơn ma túy dân chủ



"Lẽ ra, giới nghiên cứu phải đi trước, phân tích đúng sai hay dở, để cho lãnh đạo có cơ sở để đàm phán, thỏa thuận với nước ngoài. Khoa học thay vì dẫn đường cho chính trị, soi sáng cho chính trị, lại bị chính trị dắt mũi, bắt phải đóng vai trò “minh họa” cho chính trị.  Rồi sau đó, khi cần biến quyết định ấy thành luật, thì đến Quốc hội lại nối tiếp đóng vai trò minh họa."


Trong một status cách đây ba ngày, tôi đã đưa ra bằng chứng tại một cuộc Hội thảo được tổ chức vào ngày 18 tháng 1 năm 2018 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư bảo trợ, người ta đã nói thẳng rằng “vị trí chiến lược” của Đặc khu Kinh tế - Hành chính Vân Đồn là “hành lang nối Việt Nam và ASEAN với Trung Quốc, một nút quan trọng trong đề án Một vành đai, một con đường của Trung Quốc”.

Thực ra, ngay từ năm 2012, Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tổ chức một cuộc hội thảo lớn, phối hợp với Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn hóa các nước Á – Phi (Đại học Ngoại ngữ Tokyo, Nhật Bản), về “hai hành lang một vành đai kinh tế” Việt Nam – Trung Quốc.

jeudi 12 avril 2018

IMF lo ngại các nước lọt bẫy nợ Trung Quốc

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde phát biểu tại Diễn đàn Bát Ngao (Boao) ở Bắc Kinh, 12/04/2018.

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde hôm nay 12/04/2018 tại Bắc Kinh đã lên tiếng cảnh báo về các nguy cơ tài chính, và chiếc bẫy nợ nần được giăng ra, vào lúc các dự án hạ tầng ở nước ngoài của Trung Quốc không ngừng tăng lên.

Bà Lagarde phát biểu tại Diễn đàn Bát Ngao (Boao) về « Con đường tơ lụa mới », kế hoạch đại quy mô do chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra từ năm 2013 nhằm xây dựng cầu đường, các tuyến xe lửa và khu công nghiệp trên khắp châu Á, đến cửa ngõ châu Âu và tận châu Phi.

mercredi 7 février 2018

«Con đường tơ lụa mới» : Toàn cầu hóa theo kiểu Trung Quốc

Con đường tơ lụa trên bộ và trên biển.

Les Echos hôm nay 07/02/2018 có bài phân tích mang tựa đề « Con đường tơ lụa mới : Kế hoạch thực sự của Tập Cận Bình ». Theo tác giả Michel De Grandi, không nên bị choáng ngợp trước kế hoạch đại quy mô này mà quên đi những nguy cơ đang đe dọa, vì ẩn giấu phía sau là tham vọng của Bắc Kinh : nhào nặn một quá trình toàn cầu hóa theo kiểu Trung Hoa.
Kế hoạch thật là vĩ đại với ngân sách khoảng 1.000 tỉ đô la, các dự án trải rộng trên tất cả các châu lục, từ vận chuyển trên bộ lẫn trên biển. Về mặt tài chính, có sự tham gia của nhiều quỹ, một ngân hàng phát triển tập hợp khoảng 60 nước : Con đường tơ lụa mới có những con số gây chóng mặt. 

mardi 28 novembre 2017

Châu Phi mơ về «Con đường tơ lụa mới» của Trung Quốc

Các doanh nhân dự hội thảo trong Diễn đàn đầu tư Trung Quốc - Phi Châu tại Marrakech, Maroc ngày 27-28/11/2017.

Các cơ hội từ « Con đường tơ lụa mới » và chính sách chuyển dịch sản xuất công nghiệp của Bắc Kinh, cùng với viễn cảnh đầu tư đã mang lại giấc mộng phát triển cho Châu Phi, nhân diễn đàn Trung Quốc – Châu Phi tổ chức tại Marrakech bắt đầu từ hôm qua 27/11/2017.
Hội nghị chiến lược về các nhà hoạch định chính sách kinh tế Trung Quốc – Châu Phi quy tụ trên 400 doanh nhân trong đó có 150 người từ Hoa lục đến. Hãng tin Pháp AFP cho biết trong ngày khai mạc, ông Vương Dũng (Wang Yong), phó giám đốc Quỹ Phát triển Trung Quốc – Châu Phi, đã khẳng định ý hướng « đẩy nhanh việc hợp tác trong lãnh vực đầu tư ». Ông cho biết Đại hội Đảng Trung Quốc 19 họp hồi tháng 10 « đã đưa ra những dấu hiệu rõ ràng và mạnh mẽ : Trung Quốc phải tăng tốc chương trình Con đường tơ lụa mới ».

lundi 12 juin 2017

Trung Quốc không lấp được khoảng trống Donald Trump tạo ra

Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Mar-a-Lago, Florida, 06/04/2017.

Thông tín viên Frédéric Schaeffer của Les Echos tại Bắc Kinh hôm nay có bài viết mang tựa đề « Vì sao Trung Quốc không lấp được khoảng trống do ông Trump tạo ra ».
« Now, China lead ». Đó là nhận định của tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong hội nghị thượng đỉnh G7 tại Taormina (Ý). Lãnh đạo các nước giàu có nhất hành tinh đã cố gắng thuyết phục tổng thống Mỹ Donald Trump không rút khỏi hiệp định khí hậu Paris, nhưng chỉ hoài công. Theo biên bản được tờ Der Spiegel tiết lộ, thì Macron nói rằng hiện tượng thay đổi khí hậu là nguy cơ có thực, thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh nếu Hoa Kỳ rút lui sẽ khiến cho Trung Quốc tha hồ tung hoành. Nhưng khi mọi người hiểu được rằng Donald Trump không thay đổi quan điểm, Emmanuel Macron rút ra kết luận : « Bây giờ thì Trung Quốc cầm đầu ».