Affichage des articles dont le libellé est Hiệp định. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hiệp định. Afficher tous les articles

vendredi 19 janvier 2024

Tạ Duy Anh - Hiệp định Genève và Hoàng Sa

 

Nhiều tài liệu chứng thực trong Hội nghị Genève, Trung Quốc một mực ép miền Bắc Việt Nam chấp nhận chia đôi đất nước ở vĩ tuyến mười bảy, trong khi ông Phạm Văn Đồng khăng khăng đòi từ vĩ tuyến 13, hoặc ít nhất cũng là vĩ tuyến 16?

Cuối cùng Hà Nội buộc phải chấp nhận trong hậm hực.

Chưa mấy ai đặt câu hỏi, vì sao lại là vĩ tuyến mười bảy. Bởi trên thực tế, nếu nhích về phía Nam một vài vĩ tuyến, cũng vẫn là đất của người Việt và về mặt an ninh, Trung Quốc rõ ràng là “yên tâm” hơn?

samedi 2 décembre 2023

Ngô Nhân Dụng - Kissinger, cái quan định luận

 

Năm 1974, tuần báo Newsweek đã đăng hình Kissinger trên bìa, mặc quần áo như “superman,” siêu nhân, với chữ “Super K” trên ngực. Trong lịch sử chưa có ai đầu hàng rồi được vinh danh như vậy!

Người Việt Nam không thích Henry Kissinger. Ông bị coi là đã “bán đứng” Việt Nam Cộng Hòa cho Cộng sản Bắc Việt khi ký Hiệp định Paris với Lê Đức Thọ, mặc dầu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phản đối đến cùng.

Nhưng Kissinger chỉ thi hành lệnh của Richard M. Nixon, ông tổng thống mới là người quyết định. Kissinger luôn luôn hết sức làm cho xong việc ông tổng thống trao cho, dù đồng ý hay không.

Huy Đức - 1972: Hà Nội 12 ngày đêm B-52

[Phần II]

Khi bước lên máy bay, Kissinger đã nhận được một bức thư tay của Nixon, dặn: “Thứ nhất, anh cứ làm cái gì cho là đúng mà không cần chú ý đến bầu cử; thứ hai, chúng ta không thể để tuột mất cơ hội kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Nixon cũng gửi một bức thư cho Brezhnev, nhưng theo Kissinger, những yêu cầu của Nixon đều bị bỏ qua.

Trong khi đó, tuy không trả lời gì, “viện trợ đạn dược của Bắc Kinh cho Hà Nội đã giảm tới mức ít ảnh hưởng tới kết quả của cuộc chiến”.

Sài Gòn

Nhưng, kể từ ngày 14-10, khi Đại sứ Bunker chuyển bản tóm tắt Hiệp định cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đến ngày 18-10, khi Kissinger đến Sài Gòn, ông Thiệu không hề trả lời. Ngày 19-10, khi đến Dinh Độc Lập, Kissinger đã phải đợi tới 15 phút, Hoàng Đức Nhã - trợ lý của Tổng thống - mới ra đưa Đại sứ Bunker và Kissinger vào gặp ông Thiệu trao bức thư của Nixon. Ông Thiệu hẹn 2 giờ chiều hôm sau sẽ trả lời.

jeudi 30 novembre 2023

Dương Quốc Chính - Kissinger và ảnh hưởng tới Việt Nam

Kissinger là kiến trúc sư chính cho việc thiết lập bang giao Hoa Kỳ và Trung Quốc. Chính vì sự kiện ngoại giao này, nên ông được coi là nhà ngoại giao có sức ảnh hưởng lớn đến thế giới, do hệ quả của mối bang giao nói trên. Hệ quả chấn động nhất là Mỹ và Trung Quốc liên thủ để chống lại Liên Xô. Là một trong những tác nhân dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa.

Ảnh hưởng tiếp theo là tới Đài Loan và Việt Nam. Do Đài Loan bị Mỹ gạt ra, thế chỗ bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở Liên Hiệp Quốc, cũng dẫn tới thế chênh vênh của Đài Loan trước mối đe dọa Trung Quốc, biến quốc đảo này trở thành một quốc gia không chính thức.

Đối với Việt Nam, thì mối quan hệ hữu hảo Mỹ - Trung là nền tảng dẫn tới hòa đàm Paris được ký kết. Hòa đàm Paris thậm chí còn bắt đầu trước khi Kissinger đàm phán với Trung Quốc, nhưng không đi đến đâu. Chỉ sau khi Mỹ đã có mối quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh thì họ mới an tâm loại bỏ con đê chống chủ nghĩa cộng sản lan tràn, là Việt Nam Cộng Hòa.

lundi 8 mai 2023

Dương Quốc Chính - Vì sao Pháp thua và bỏ Đông Dương ?

 

Nhân có ông chửi Pháp hèn nên mới thua Điện Biên Phủ, mình viết thêm để rộng đường dư luận, xem có đúng là do Pháp hèn mà Việt Minh thắng trận không nhé.

Đúng là Pháp hèn và thua trận, nhưng mà họ thua Đức quốc xã. Đức lúc đó rất mạnh, đánh chiếm khắp châu Âu. Thực tế ngay cả Liên Xô cũng đã thua Đức trong vài năm đầu của cuộc chiến. Cả Moscow và Leningrad đều đã bị bao vây. Nên thua Đức không lạ đâu.

Tương tự vậy, Nhật cũng thua, nhưng là thua Mỹ, rồi sau đó thua thêm Liên Xô.

lundi 1 mai 2023

Lê Đức Dục - Ngẫm khúc 30 tháng Tư

1.

VĨ TUYN

Nếu hip đnh Geneve không cht kèo ngay vĩ tuyến 17

Mà kéo vào vĩ tuyến 16 đèo Hi Vân

Nhng ông cu tôi có th đã là lit sĩ

Không phi là t sĩ phía bên kia xao xác m phn

vendredi 28 avril 2023

Dương Quốc Chính - Cờ xanh đỏ

 

Nhớ mang máng là mấy năm trước có người treo cờ này vào dịp này ở Sài Gòn, bị tịch thu, cấm treo. Treo cờ đỏ sao vàng thôi.

Tầm này treo cờ Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam mới đúng lịch sử nhưng mà nhạy cảm nha. Bởi vì chính phủ này là đa thành phần, gồm cả những người ngoài đảng cộng sản, do một ông kiến trúc sư làm chủ tịch (tương đương thủ tướng). Huỳnh Tấn Phát là ông kiến trúc sư Việt Nam  thành đạt nhất về đường chính trị, sau đó đến ông thay cây Nguyễn Thế Thảo! 

Nhưng thành viên chính phủ nói trên được nhiều người biết đến nhất có lẽ lại là Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình. Chắc tại bà tham gia hòa đàm Paris?

dimanche 9 janvier 2022

Lưu Trọng Văn - Công đoàn độc lập, bao giờ ?


Mấy ngày nay giáp Tết nổi lên sự việc hàng nghìn công nhân ngừng việc, phản đối giới chủ vì thưởng Tết giảm và đòi tăng lương.

Tại sao đụng chuyện với giới chủ, công nhân phải kéo nhau đình công hoặc biểu tình gây nhiều bất ổn trật tự xã hội như vậy?

Lý do rất đơn giản là, giới thợ chưa có công đoàn độc lập đại diện cho quyền lợi của mình.

jeudi 14 octobre 2021

Iran: Mỹ để ngỏ khả năng dùng biện pháp quân sự, nếu ngoại giao không kết quả


Đăng ngày:

Trong cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Israel Yair Lapid tại Washington, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh ngoại giao vẫn là cách tốt nhất, nhưng bày tỏ thất vọng khi cho đến nay Teheran vẫn chưa ấn định thời điểm đàm phán nhằm cứu vãn hiệp ước nguyên tử, từ khi Iran có tổng thống mới vào tháng Sáu.

Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin tường trình :

dimanche 26 septembre 2021

Trần Văn Thọ - Cục diện mới của TPP và bản lĩnh của Việt Nam


Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), thường được gọi tắt theo tên cũ là Hiệp định Đối tác xuyên Thái bình dương (TPP) đang bước vào một cục diện mới.

Ngày 16/9/2021 Trung Quốc nộp đơn xin gia nhập, và 6 ngày sau Đài Loan cũng xin gia nhập. Để được chấp nhận là thành viên mới phải được tất cả 11 nước thành viên hiện tại đồng ý. Vấn đề cả Trung Quốc và Đài Loan đều xin gia nhập TPP đang được dư luận các nước quan tâm.

Trung Quốc lên tiếng phản đối việc Đài Loan xin gia nhập, lấy lý do là Đài Loan chỉ là một bộ phận của Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Nhật và cả 4 ứng cử viên Đảng trưởng Đảng Tự do Dân chủ (LDP) của Nhật đều tỏ thái độ hoan nghênh Đài Loan (ngày 29/9 sắp tới một trong bốn người sẽ đắc cử và trở thành thủ tướng từ ngày 4 tháng 10).

mardi 11 mai 2021

Huy Đức - "Lối rẽ của một nền kinh tế" & Tầm vóc một con người


Năm 1995 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ chỉ là 300 triệu USD, năm 2020 là 77,08 tỉ USD. Nhưng, các con số không thể nói hết ý nghĩa của Hiệp định Thương mại Việt Mỹ (BTA Việt - Mỹ).

Trưởng đoàn Đàm phán BTA, ông Nguyễn Đình Lương đặt tên cho cuốn sách, gọi sự kiện này là "Lối Rẽ Của Một Nền Kinh Tế". Trên thực tế BTA đã lột xác không chỉ nền kinh tế. Ký BTA với Mỹ có nghĩa là Việt Nam phải sửa 73 luật, phải dứt khoát với nền kinh tế kế hoạch hóa, phải chuyển từ một nhà nước chỉ chú trọng lợi ích nhà nước, chú trọng quốc doanh sang một nhà nước bảo vệ lợi ích người dân và đảm bảo dân doanh.

Trong quá trình đàm phán 5 năm, thế lực mà các nhà đàm phán Việt Nam phải đối đầu không phải là "đế quốc Mỹ" mà là sự trì trệ, bảo thủ bên trong. Những cái đầu thủ cựu và quyền lực ấy không chỉ gây biết bao khó khăn cho các nhà đàm phán mà còn đánh mất rất nhiều cơ hội của đất nước.

mardi 23 février 2021

Mỹ yêu cầu Iran nên chấp nhận sự kiểm soát của AIEA

 

Hoa Kỳ hôm 22/02/2021 cổ vũ Iran nên « hoàn toàn » đặt dưới sự kiểm soát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA), sau khi đạt thỏa thuận tạm thời với cơ quan này. Cũng trong hôm qua, giáo chủ Khamenei cảnh báo Iran có thể làm giàu uranium đến 60% nếu cần. 

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price hoan nghênh tổng giám đốc AIEA trong chuyến đi Teheran đã đạt một thỏa thuận « tạm thời » để duy trì việc giám sát các hoạt động nguyên tử của Iran, trong khi chờ đợi các bên tiếp tục thương lượng.

Theo thỏa thuận song phương mang tính kỹ thuật này, có thời hạn ba tháng nhưng cũng có thể bị ngưng bất kỳ lúc nào, số lượng thanh tra AIEA tại chỗ không thay đổi và vẫn có thể kiểm tra không báo trước.

jeudi 18 février 2021

Châu Âu và Mỹ bàn bạc để cứu vãn hiệp định nguyên tử Iran


Đăng ngày:

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian tiếp các đồng nhiệm Đức, Heiko Mass, và Anh, Dominic Raab, tại Paris, trong khi ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tham gia qua cầu truyền hình. Theo bộ Ngoại Giao Pháp, cuộc thảo luận chủ yếu « tập trung vào Iran và an ninh Trung Đông ».

Dấu hiệu cho thấy lo ngại đang tăng lên trong hồ sơ Iran: Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm qua bày tỏ quan ngại về nhiều vụ vi phạm hiệp định nguyên tử của Teheran, trong cuộc điện đàm với tổng thống Iran. Về phía Iran, ông Hassan Rohani chỉ trích phương Tây lời nói không đi đôi với việc làm.

dimanche 7 février 2021

Lưu Trọng Văn - Lẽ công bằng


Đến thăm giáo sư Tương Lai, nguyên thành viên tổ Tư vấn của chính phủ, người có quan hệ thân thiết với thủ tướng Võ Văn Kiệt, gã nhận được nhiều chia sẻ tâm huyết của giáo sư về hiện tình Đất nước.

Sau đó giáo sư hỏi nhận định của gã về đại hội 13, vì sao ông Trọng, ông Phúc ở lại, vì sao ông Bình ra đi và vì sao người có một số dư luận không hay như Trần Tuấn Anh lại vào Bộ Chính trị ?

Gã nói ý chủ quan của mình.

jeudi 10 décembre 2020

Anh ký thỏa thuận tự do mậu dịch với Singapore, hoàn tất đàm phán với Việt Nam


Đăng ngày:

Hiệp định được bộ trưởng Thương mại hai nước ký tại Singapore có thể giúp đạt trao đổi hàng năm khoảng 22 tỉ đô la. Anh Quốc đã ký hiệp định mậu dịch song phương quan trọng hậu Brexit với Nhật Bản vào tháng 10, nhưng đây là thỏa thuận đầu tiên với một nước thành viên ASEAN, khối 10 quốc gia Đông Nam Á có 650 triệu dân.

Bộ trưởng Thương mại Anh Liz Truss nhấn mạnh, Singapore là đối tác thương mại và đầu tư chính của Anh trong ASEAN, và Anh cũng là nước được Singapore đầu tư nhiều nhất tại châu Âu.

samedi 21 novembre 2020

Trung Quốc muốn tham gia CPTPP



(AFP 20/11/2020) Tập Cận Bình hôm 20/11/2020 tuyên bố Trung Quốc sẽ xem xét khả năng tham gia một hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương trước đây được Hoa Kỳ xúc tiến nhưng đã bị tổng thống Donald Trump bỏ rơi. 

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là phiên bản hiện nay của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sáng kiến ban đầu được tổng thống Mỹ Barack Obama ủng hộ với mục đích chống lại sức mạnh Trung Quốc tại châu Á. Ông Donald Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận này vào tháng Giêng 2017, nhưng rốt cuộc 11 nước còn lại đã ký kết được CPTPP.

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), ông Tập nói rằng các nước thành viên cần phải « tiếp tục xúc tiến việc hội nhập kinh tế khu vực và sớm thành lập một khu vực tự do mậu dịch châu Á-Thái Bình Dương ». Báo chí Hoa lục dẫn lời ông Tập Cận Bình : « Trung Quốc muốn tích cực tham gia CPTPP ».

mardi 17 novembre 2020

Lưu Trọng Văn - RCEP có là cơ hội ?

Nhiều người trong đó có cả giới tinh hoa cho rằng do Trump rút khỏi TPP tạo khoảng trống ở vành đai xuyên Thái Bình Dương, nên cộng sản Trung Quốc mới chiếm lĩnh được kinh tế Đông Nam Á và Đông Á qua hiệp định RCEP.

Sự lo ngại như sự lo ngại của chuyên gia kinh tế yêu nước Phạm Chi Lan là cần thiết vì cảnh báo sự xâm nhập sâu của cộng sản Trung Quốc vào lõi kinh tế Việt Nam.

Tuy vậy gã nghĩ không phải vì Mỹ có vấn đề mà các đồng minh chiến lược hàng đầu của Mỹ như Nhật, Hàn, Úc lại thống nhất với 10 nước ASEAN ký với Trung Quốc hiệp định kinh tế có tiềm năng kinh tế hàng đầu thế giới này.

jeudi 20 août 2020

Hoa Kỳ chính thức chấm dứt ba hiệp định song phương với Hồng Kông


Lãnh đạo đặc khu hành chính Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), trong một buổi họp báo về dịch Covid-19, ngày 19/07/2020. Ảnh minh họa. REUTERS/Joyce Zhou
Đăng ngày:


Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, tổng thống Trump hồi tháng Bảy đã ký một sắc lệnh với nhận định Hồng Kông « không còn đủ quyền tự trị để có thể được đối xử khác với Trung Quốc ».

Trong khuôn khổ các biện pháp thi hành quyết định của tổng thống, Washington tuyên bố chấm dứt các hiệp định song phương liên quan đến « việc trao trả các tội phạm bị truy nã, giao lại những người bị kết án, và miễn thuế lẫn nhau đối với thu nhập từ các hoạt động vận chuyển hàng hải quốc tế ».

mercredi 29 juillet 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Đại dịch Covid-19 và lỗ hổng an ninh biên giới



1. MỐI ĐE DỌA AN NINH BIÊN GIỚI 

Chính phủ Việt Nam đã thành công trong phòng chống dịch Covid-19 cho đến tháng 6/2020. Nhưng lỗ hổng biên giới đã đưa Việt Nam rơi vào một tình trạng lây lan virus corona Vũ Hán mới vào cuối tháng 7/2020, rộng hơn và nguy hiểm hơn tất cả các đợt lây lan trước đây. 

“Đốn củi ba năm đốt một giờ”. Chủ quan buông lỏng kiểm soát biên giới đã đưa đến hậu quả vô cùng đắt giá. Nhưng hy vọng rằng, với các biện pháp quyết liệt của Chính phủ và sự đồng lòng của toàn dân, Việt Nam sẽ vượt qua làn sóng dịch mới.

Phải ý thức xuyên suốt rằng, Việt Nam sẽ không thể an toàn khi dịch bệnh đang tồn tại ở nước khác. Việt Nam không thể mở cửa biên giới cho đến khi có vaccine mới đặc trị dịch bệnh. 

samedi 18 juillet 2020

Hoàng Hải Vân - 20 năm hiệp định thương mại Việt-Mỹ : Vui nói rồi, còn buồn thì bỏ qua đi !



Ngày này 20 năm trước, Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ được ký kết, tạo một bước ngoặt lịch sử trong quan hệ giữa nước ta và Hoa Kỳ sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao. 

Hiệp định có ảnh hưởng vô cùng sâu rộng thúc đẩy cải cách luật pháp theo hướng thị trường, là “cú hích” tăng tốc xóa đói giảm nghèo và phát triển đất nước. Không có hiệp định này, Việt Nam không thể gia nhập WTO và các hiệp định tự do thương mại sau này, khó có thể hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. 

Khi Hiệp định được ký kết, có lẽ người sung sướng nhất là Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam Nguyễn Đình Lương. Với thành công của cuộc đàm phán kéo dài thiên nan vạn nan này, ông Lương và các cộng sự đã không làm nhục sứ mệnh mà đất nước giao phó.