Affichage des articles dont le libellé est Tết. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tết. Afficher tous les articles

samedi 24 février 2024

Nghiêm Sỹ Cường - Ba Vàng, ngày 14 và Rằm tháng Giêng

 

Ngày 17/02/2024 (mồng 8 Tết), nghe thiên hạ đồn thổi: con nhang, đệ tử với "biển người", "đông nghịt", "chật cứng"...vẫn ùn ùn kéo đến Ba Vàng, bất chấp những bê bối. Nghe thấy thế, mình chỉ lắc đầu, cười thầm trong bụng, bởi vì mình không tin chút nào.

Một điều rất thú vị, nếu chúng ta đạt được cảnh giới nhận thức bằng "tư duy trừu tượng", lại biết phát huy hết sở trường của phương pháp "chọn mẫu" trong công tác thống kê thì có rất nhiều thứ trong thế gian này. Mặc dù chúng ta không cần "nhìn" nhưng vẫn "thấy".

Suốt ngày mồng 8, mồng 9 Tết, thấy anh, em gần xa ít nhiều còn trăn trở với thời cuộc than khóc quá trời. Anh, em vừa khóc gần cạn nước mắt về sự kiện giang sơn đổ máu vào ngày 17/02, 45 năm trước chưa xong, nay lại tiếp tục than khóc cho công lao khai sáng xã hội của mình hình như uổng phí, bị trôi sông, trôi biển, vì chúng sinh vẫn tiếp tục ngụp lặn trong bến mê ?

Nguyễn Thông - Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân (5)

Tôi (và chắc nhiều người lứa tôi) còn nhớ, sau “chiến công” Mậu Thân 1968, bộ máy tuyên truyền ở miền Bắc ca tụng dữ lắm.

Cứ như đài Tiếng nói Việt Nam, như các báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân (hồi thập niên 60 chủ yếu là hai tờ này, chứ báo địa phương hoặc báo của các tổ chức, đoàn thể khác đều không đáng kể) thì đây là đòn đánh bất ngờ, choáng váng, kỳ diệu, khiến kẻ thù (Mỹ và ngụy, hồi đó chính quyền Sài Gòn bị chết tên là ngụy) trở tay không kịp.

Đài hát suốt ngày, nào là “Tiến về Sài Gòn/ta quét sạch giặc thù/tiến về Sài Gòn/ta tiến về thành đô” (lời bài hát Tiến về Sài Gòn của Huỳnh Minh Siêng (Lưu Hữu Phước). Đoạn này về sau được dân chúng cải lời thành “Tiến về Sài Gòn/ta chiếm nhà mặt tiền/tiến về Sài Gòn/ta chiếm nhà thật toooo”.

mardi 20 février 2024

Nguyễn Thông - Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân (4)

Năm xảy ra vụ Mậu Thân 1968, tôi sắp lên lớp 7, anh trai tôi sắp vào lớp 10 (hệ 10 năm). Huyện đội, xã đội đã lập danh sách nhà nọ nhà kia có mấy con trai, đang bao nhiêu tuổi, cứ qua tuổi 16 chạm 17 là gửi trát khám sức khỏe tận tay.

Nhà tôi cả già lẫn trẻ, đàn ông đàn bà có 6 người, chưa ai đi bộ đội. Anh tôi biết tương lai gần của mình là vậy nên vừa xong lớp 10 thì lên đường ngay. Sau xuân Mậu Thân, chiến trường khát lính chưa từng có, bao nhiêu cũng không đủ.

Điều này xảy ra lần thứ hai khi mùa hè đỏ lửa 1972 ở Quảng Trị. Khi đó, tôi đang lớp 10, cũng chuẩn bị tâm thế như anh mình, nhưng họ xét thực tế nhà có hai trai đã đi một nên được tạm hoãn. Nhiều bạn cùng lớp 10 với tôi bị đi và mãi mãi không về.

lundi 19 février 2024

Phạm Lưu Vũ - Ba Vàng mùa lễ hội

 

Báo Tuổi Trẻ đã lộ mặt là công cụ truyền thông của Ba Vàng khi đăng ảnh “biển người” chen chúc đi chùa Ba Vàng vào ngày mồng Tám tháng Giêng vừa qua.

Lấy ảnh chụp năm Quý Mão (2023), quảng cáo cho năm Giáp Thìn (2024) để đánh lừa dư luận, khiến không ít người buồn cho căn bệnh u mê của đám đông, đã không tỉnh ngộ trước sự lừa bịp trắng trợn của tên trọc Thích Trúc Thái Minh trong vụ “Xá lợi tóc”, và những bài “thuyết pháp” sặc mùi quảng cáo, con buôn… để đánh lừa phật tử của gã.

Sự thật hoàn toàn không phải như thế. Rất nhiều người đã tỉnh ngộ. Một bạn vừa gửi cho tôi mấy clip, quay sáng hôm nay, mồng Mười tháng Giêng năm Giáp Thìn, vẫn đang mùa lễ hội, mà những con đường dẫn vào Ba Vàng, bãi xe Ba Vàng vắng như chùa… Bà Đanh.

Nghiêm Sỹ Cường - Ba Vàng, sáng ngày 10 tháng Giêng

 

Mình xuống Quảng Ninh từ hôm mồng 8 Tết. Sau khi xong việc, 10 giờ sáng nay, ngày mồng 10 Tết (19/02/2024), lần đầu tiên, cũng là lần cuối cùng, thử ghé qua Ba Vàng xem dân tình có kéo đến lễ chùa "đông nghịt" như đồn thổi hay không ?

À, xem ra có thể giăng lưới bẫy chim sẻ ngay giữa sân chùa !

Hỏi chuyện nhiều cư dân quanh vùng với đủ cả nam, phụ, lão...đều gặp những nụ cười bí hiểm và những cái xua tay, lắc đầu.

dimanche 18 février 2024

Nguyễn Thông - Chuyện làng

 

Hết tết.

Cả nước cũng như một cái làng. Một nửa làng lại mau mắn cặm cụi đi làm, "dĩ công vi tiên" để nuôi cả làng. Một nửa làng vẫn xúng xính quần này áo nọ đèn nhang vui cười hớn hở đi lễ hội đi chùa tới hết tháng giêng tháng hai tháng ba, "dĩ nhởi vi tiên", gọi là để kích cầu, đậm sắc màu văn hóa dân tộc.

Người còng chăm chỉ phải gánh cho đứa thẳng lưng chơi bời, mà tỉ lệ 82 % là ví dụ rõ nhất.

samedi 17 février 2024

Thái Hạo - Bánh xèo, mẹ và chiến tranh biên giới

 

Chiều 30 Tết, tản bộ xuống nhà mẹ, gió rét như buốt vào trong xương. Nhà mẹ phía trước là cánh đồng, rồi đến dòng sông Thị Long và biền bãi mênh mông trống trải, gió bấc lồng lộng lùa vào không dứt trong mưa bụi xám ngắt, hơi giá như thấm sâu vào da thịt... Thèm một bếp lửa.

Tôi đặt một tấm tôn sắt giữa sân, rồi đi quanh vườn kiếm những khúc củi to và những gốc cây lớn về chất lên. Ngọn lửa bắt đầu vật vã trong gió mạnh, rồi bốc cao. Hơi ấm lan ra, mùi khói cay và thơm vây bủa lấy căn nhà.

Chiếu và ghế bắt đầu xuất hiện quanh đống lửa, bố mẹ và em và bọn nhóc con quây quần lại, kẹo và bánh mứt cũng được mang ra, hai đứa cháu lăng xăng chạy quanh bếp lửa hò reo. Bố mang kiềng ra đặt sát vào đống than đang rừng rực cháy để nấu nước pha trà, em thì nấu nước để rửa bát cho khỏi giá. Gà cúng Giao thừa cũng được luộc trong chiếc nồi to đặt trên mấy viên gạch kê làm ông bếp. Mùi khói, mùi thơm của thịt gà theo hơi nước sôi bốc lên quện với mùi lửa ấm và màu áo đỏ của bà, của cháu làm nhớ một trời kỷ niệm xa xưa.

vendredi 16 février 2024

Nguyễn Thông - Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân (3)

 

Theo chính sử của nhà nước, cuộc tổng tấn công nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là cuộc tấn công chiến lược nhằm mục đích “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, xóa bỏ hoàn toàn chính quyền Sài Gòn, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, mục đích này đã không đạt, cả hai bên đều chịu nhiều tổn thất nặng nề.

Thủ đô Sài Gòn cũng như nhiều đô thị khác ở miền Nam, nhất là Huế, bị tàn phá cực kỳ nghiêm trọng, đổ nát, hoang tàn, người dân bị tai bay vạ gió chết chóc thảm thương. Phe “cách mạng” hao người tốn của tới mức phải mấy năm sau mới dần hồi phục. Nhà văn Nguyên Ngọc có kể lại trên báo Nông nghiệp Việt Nam: “Nên nhớ thời đen tối nhất của chiến tranh miền Nam là thời sau Mậu Thân. Bị chúng nó đánh chạy dạt sang tận Campuchia. Đói, chết, rách nát, tan rã, tháo chạy”.

Nói gì thì nói, cuộc cốt nhục tương tàn, nồi da xáo thịt, anh em một nhà giết nhau thì chả bên nào thắng, như bác Nguyễn Duy viết “phe nào thắng thì nhân dân đều bại”.

jeudi 15 février 2024

Thanh Thảo - Ngày Tết, đọc thơ Tô Thùy Yên

Tạ Duy Anh giới thiệu : Sau Tết nhà thơ Thanh Thảo gửi cho tôi bài này và nói thêm: "Đ. có báo nào nó dám in chú ạ, khốn nạn thế chứ". Tôi bảo ông : Thông cảm cho họ đi, để chú nó đăng.

Thơ Tô Thùy Yên lặng lẽ. Dù ông viết dài hay viết ngắn, thì thơ ấy vẫn lặng lẽ. Người đọc đồng cảm với thơ ấy, cũng trong lặng lẽ. Đó là thơ của Chim kêu bãi quạnh, hắt hiu và đau đớn:

“Cởi đôi giày vẹt, tấm áo tã

Xót xa như lột một lần da” (Chim kêu bãi quạnh)

Đỗ Duy Ngọc - Khoảng sân tuổi nhỏ

Hồi nhỏ, nhà tôi có một khoảng sân lớn trước nhà. Ba tôi xây một cái hồ nổi khá rộng, chủ yếu ban đầu là để hứng nước mưa. Ba tôi nghiện trà nhưng lại không thích pha trà bằng nước giếng. Hồi đó làm như không khí, môi trường tốt hơn bây giờ, nước mưa trong veo, để lâu cũng không thấy lắng cặn.

Một thời gian sau không hiểu lý do gì, Ba tôi lại không pha trà bằng nước mưa nữa, tôi bèn dùng hồ để để nuôi cá cảnh. Những con cá đuôi cờ đẻ cả bầy, cá Hắc ma lị đen thui, cá Hồng kiếm, cá đầu lân, cá mắt lồi đuôi phướng uốn éo rất đẹp.

Tới giờ tôi không nhớ cho chúng ăn bằng thức ăn gì vì hồi ấy hình như chưa có những gói thức ăn cho cá sẵn như bây giờ, chỉ có rong rêu, thế mà chúng vẫn sinh sôi nẩy nở đầy đặc. Tôi còn thả bèo và mấy cây sen, nhìn thanh cảnh lắm. Chỉ sợ mùa mưa. Mưa miền Trung mỗi tháng có hai lần, mỗi lần dầm dề cả chục ngày. Nước tràn, cá bơi theo. Cứ mỗi lần mưa, tôi lại chạy lấy bạt che, lúng túng nên lần nào cũng ướt nhem, bị ba tôi đánh đòn te tua vì dầm mưa.

Dương Quốc Chính - Đầu năm nói chuyện cầu cúng

 

Tết nhất, đầu năm, mọi người hay cầu cúng khấn vái. Ở đây chỉ bàn về đám đông thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu (bao gồm cả thánh thần, chó mèo, cây cối, đại khái bạ gì cũng thờ cúng cắm hương...) và thờ Phật. Các tôn giáo, niềm tin khác không bàn.

Những ai không tin có ma, không tin vào bất cứ tôn giáo nào, không tin vào việc có thế giới song song, cõi âm thì có thể dừng đọc ở đây, Tây gọi là next!

Thường 90 % đồng bào khấn vái sẽ dùng văn mẫu đại khái: Xin abc phù hộ độ trì để con/chúng con được xyz, được mạnh khỏe, bình an...Đa phần sẽ xin được ăn nên làm ra, phát tài, phát lộc, vạn sự hanh thông...là hệ xôi thịt! Còn đỡ xôi thịt nhất thì cầu bình an, mạnh khỏe. Nhưng mà vẫn là cầu xin, những cái mình không tự làm ra được hoặc biến khó thành đạt được dễ kiểu trúng lô đề, thăng tiến.

mercredi 14 février 2024

Cù Mai Công - Tết qua như chưa Tết bao giờ…

An lành chắc hẳn chiếm tỉ lệ cao nhất trong các lời chúc Tết, chúc năm mới, nó bao hàm cả sức khỏe lẫn hạnh phúc.

Hôm nay 14-2-2024, mùng 5 Tết Giáp Thìn. Không rõ nơi khác ra sao, nhưng với dân Sài Gòn và miền Tây, đây là một ngày kỵ húy khai trương, động thổ, mưu sự… này nọ. Vô tình mùng 5 năm nay lại trùng với Valentine’s day 14-2. Và cũng trùng với ngày thứ tư lễ Tro - ăn chay bên Công giáo 14-2-2024, khởi đầu mùa Chay 40 ngày.

Nghĩa là cả đạo - đời lẫn thông lệ ông bà, ngày này cần sự an lành, tịnh tâm. Cũng như Tết, chúng ta dễ nức nở, hào hứng nói về tưng bừng, náo nhiệt “người ta đông quá, giời ôi chen” mà quên rằng Tết là thời điểm dừng lại cần thiết sau một năm quay cuồng với cuộc mưu sinh.

Lê Huyền Ái Mỹ - Hôm nay, mồng 5 Tết…

Hôm nay mồng 5 Tết Giáp Thìn, 14-2, kỷ niệm 235 chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đã đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta.

Năm ngày tới, 17-2 (ngày 21 tháng Giêng năm Kỷ Mùi, 1979), tròn 45 năm cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc, bảo vệ các tỉnh biên giới phía Bắc. Trước đó, cũng những ngày cận Tết, 27 tháng Chạp năm Quý Sửu, tức 19-1-1974, Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam…

Trước khi tiến hành lễ “thệ sư” ở Thọ Hạc, Thanh Hóa, vua Quang Trung đã đọc lời hịch kêu gọi: “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao nấy đã phân biệt rõ ràng, phương Nam phương Bắc chia nhau mà cai trị… Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng…”.

Dương Công Quan - Valentine’s Day và những người muôn năm cũ

 

Ngày Valentine năm nay 14/02/2024 trúng vào ngày mồng 5 Tết Giáp Thìn. Ngày mồng 5 Tết cũng là ngày kỷ niệm 235 năm vua Quang Trung Nguyễn Huệ đánh thắng quân Thanh trong trận Ngọc Hồi Đống Đa.

Cũng mồng 5 Tết Ất Mão năm 1975 cách đây 49 năm, hai vợ chồng tôi là cặp tình nhân thời chinh chiến đứng bên bờ sông Côn thuộc Phú Phong Bình Khê, Bình Định để vui chơicùng lễ hội. Đó là Tết cuối cùng trên người tôi còn mặc bộ quân phục của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Trong tấm hình có thể thấy phia sau lưng hai vợ chồng tôi là dân chúng đang vô tư vui chơi trong ngày kỷ niệm chiến thắng Đống Đa của Quang Trung Nguyễn Huệ. Nhìn kỹ thêm một chút sẽ thấy chiếc cầu bắc qua con sông Côn. Người dân địa phương ở đây gọi tên cầu là cầu Kiên Mỹ vì bên kia sông là ấp Kiên Mỹ của xã Bình Thành. Đó cũng là nơi ba anh em nhà Tây Sơn khởi nghiệp dấy binh khởi nghĩa. Tính tới ngày hôm nay thì tấm hình đã được 49 năm.

Thích Thanh Thắng - Bói Kiều

Mùng 3 Tết, có bạn nhắn tin hỏi: -Thưa thầy, thầy tin “bói Kiều” à?

Tôi hỏi vui: Thưa bạn, tin bói Kiều có “nguy hiểm” cho mùa Xuân này lắm không? - À không! - Tôi tin chứ. Tin vì truyện Kiều là một bức tranh quá đẹp để yêu và “bói” chỉ là cách yêu không giống với những người quá tỉnh, vậy thôi.

Bạn ấy hỏi tiếp: Tỉnh quá thì không yêu say đắm được đúng không thưa thầy? Tôi cười và hỏi lại bạn ấy: Bạn đã yêu ai và yêu điều gì say đắm mà thấy mình vẫn “tỉnh” không? Chúng tôi cùng cười, rồi thay đổi chủ đề và cảm ơn Xuân mới có thêm bạn mới.

mardi 13 février 2024

Nguyễn Quang Thiều - Năm bí mật của Tết

 

(Chỉ là một ý kiến cá nhân)

Từ cách đây mấy năm, có một số người đã đặt vấn đề bỏ ăn Tết truyền thống và dùng Tết dương lịch thay vào.

Lý do của họ thật đơn giản. Họ cho rằng Tết truyền thống hiện nay gây ra một số phiền lụy như lãng phí thời gian và vật chất, sinh ra một số thói xấu trong việc biếu xén quà cáp... và làm cho con người mệt mỏi.

Những hiện tượng mà họ đưa ra là đúng. Nhưng hình như họ mắc sai lầm đâu đó trong cách nhìn nhận bản chất của Tết truyền thống của người Việt. Thực chất, những phiền lụy ấy là sinh ra từ thái độ sống của những người lấy Tết như là một lý do chứ không phải là một sự kiện của văn hóa.

Nguyễn Mỹ Khanh - Mùng 4, hết Tết

 

Mùng 4 hàng năm, mẹ tôi thường cúng đưa ông bà - Tuyên bố hết Tết, nghĩa là mấy chị em tôi có phạm lỗi gì thì hết được cho qua vì Tết.

Bữa cơm trưa mùng 4 Tết cũng ấm áp không thua bữa cơm 30 Tết. Chỉ khác là một đằng háo hức vào Tết, một đằng tiếc nuối chia tay Tết.

Những năm sau này, các gia đình nhỏ thường đi du lịch nên bữa cơm mùng 4 không còn đầy đủ các thành viên như xưa, nhưng không khí vui tươi đầm ấm vẫn mãi trong ký ức tôi. Có lẽ đó là sợi dây mềm mại buộc chặt trái tim tôi với gia đình.

Nguyễn Thông - Tết, lại nhớ xuân Mậu Thân (2)

Như thường lệ, đón xuân Mậu Thân 1968, với trọng trách chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, quốc gia ở miền Bắc (còn nửa kia là miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào, cũng là một nước độc lập tự chủ, có tên Việt Nam Cộng Hòa), cụ Hồ lại chúc Tết.

Như đã nói, ông cụ chúc Tết bằng thơ, dù thơ không hay. Cần gì hay, cốt yếu là truyền đạt được mệnh lệnh, mục đích, chỉ tiêu để dân chúng, chiến sĩ thực hiện. Hầu như bài nào cũng vậy.

Cho tới nay, cụ qua đời đã gần 55 năm nhưng chưa thấy nghiên cứu sinh nào làm luận án tiến sĩ về thơ chúc Tết của cụ Hồ, tinh dững lạc sang đề tài cầu lông, bóng bàn, hoạt động của hội phụ nữ… Tôi mà là giám đốc học viện quốc gia nào đó, tôi cho 5 - 7 người đồng loạt làm đề tài này luôn, đặc cách thành công luôn, khỏi cần người hướng dẫn, tổ chức bảo vệ.

lundi 12 février 2024

Jimmy Nguyen Nguyen - Mồng 2 đi chùa

 

Như tục lệ, ngày mồng 2 là bà con đi thăm các chùa, nhiều chừng nào tốt chừng ấy, Tết năm nay rơi trúng ngày cuối tuần nên thật trọn vẹn.

Ờ ! đến chùa để sám hối, để tưởng nhớ người đã mất, để cầu nguyện cho một tương lai...Nhưng cái chính là để... chụp hình. Tui cũng là "nhiếp ảnh gia" có hạng. Đổ tiền mua máy và ống kính khá nhiều. Máy mắc tiền, mua là nghèo, chụp vẫn thua iPhone hay Samsung. Giờ bỏ hết, xách điện thoại cho nhẹ nhàng.

Đi chụp cho mấy nàng mình còn phải xách thêm "đạo cụ" như dù, các loại mũ nón...   Tiếc rằng "thợ chụp" kỳ này mắt không thấy đường, ra nắng là hoa mắt, bởi dzậy chụp mấy trăm tấm chỉ lấy được…mấy tấm.

Nguyễn Gia Việt - Mùng 3 Tết cúng gà và bánh tét

Hôm nay mùng 3 là ngày dân Nam Kỳ mần gà trống cúng Tết nhà, Tết vườn.

Mùng 3, nhà nào cũng có ít nhứt một đòn bánh tét có nếp dẻo thơm ngon. Dân Miền Nam nấu bánh tét vào đêm mùng 2 Tết đặng mùng 3 có bánh cúng. Người Lục Tỉnh mình có tục cúng gà luộc và sau đó xé phay ra trộn gỏi, không chặt gà ra miếng như người Bắc.

Mùng 3 là chánh thức hết Tết, các gia đình Nam Kỳ sẽ làm một mâm cơm tươm tất để cúng tiễn ông bà. Dân gian gọi là kiếu ông bà, kiếu là tiễn, từ đây không còn cúng cơm ngày hai bận nữa.