Affichage des articles dont le libellé est Tự do hàng hải. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tự do hàng hải. Afficher tous les articles

mardi 7 juin 2022

Bắc Kinh : Phi cơ quân sự Úc bay qua Biển Đông "đe dọa chủ quyền Trung Quốc"


Đăng ngày:

Trước đó, hôm Chủ nhật, bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles tố cáo một máy bay tiêm kích J-16 Trung Quốc đã ngăn chận "một cách nguy hiểm" một phi cơ thám sát P-8 của Úc trên Biển Đông vào cuối tháng Năm.

Bắc Kinh nói rằng đã nhận diện được các phi cơ quân sự Úc và đã cảnh báo, sau khi Canberra cáo buộc hành động của máy bay Trung Quốc gây nguy hiểm cho phi hành đoàn. Hôm qua, 06/06, Trung Quốc còn đe dọa Úc nên "hành động thận trọng" để tránh những "hậu quả nặng nề". Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Triệu Lập Quân tuyên bố "không bao giờ cho phép bất kỳ quốc gia nào xâm phạm chủ quyền và an ninh của Trung Quốc với lý do thực hiện tự do hàng hải".

mercredi 8 septembre 2021

Biển Đông: Chiến hạm Mỹ thách thức luật mới của Trung Quốc


Đăng ngày:

Đại úy Mark Langford thuộc Đệ thất Hạm đội tuyên bố, Hoa Kỳ đã tiến hành hoạt động thường lệ ở khu vực 12 hải lý bên trong Đá Vành Khăn (Mischief Reef) ở Trường Sa, theo luật pháp quốc tế đã quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). 

Trước đó Điền Tuấn Lệ (Tian Junli), phát ngôn viên Quân khu Miền Nam Trung Quốc cáo buộc khu trục hạm USS Benford của Mỹ đã « vi phạm trầm trọng chủ quyền và an ninh của Trung Quốc, thêm một bằng chứng của bá quyền và quân sự hóa Biển Đông ». Ông Điền gọi Hoa Kỳ là « kẻ hủy diệt lớn nhất đối với hòa bình và ổn định » khu vực, cho biết không quân Trung Quốc đã theo dõi, giám sát và đưa ra cảnh báo cho chiến hạm Mỹ.

mardi 31 août 2021

Bắc Kinh đòi các tàu phải khai báo khi đi qua "lãnh hải" Trung Quốc


Đăng ngày:

Tiếp tục mưu đồ bành trướng trên biển, Trung Quốc đặt ra thêm các trở ngại hành chính. Cuối tuần rồi, Bắc Kinh tuyên bố kể từ ngày 01/09/2021, tức là chỉ vài ngày sau khi thông báo, các tàu nước ngoài đi qua vùng biển được coi là « lãnh hải » của Trung Quốc phải khai báo các thông tin chi tiết.

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, quy định mới của Cơ quan An ninh Hàng hải Trung Quốc yêu cầu các tàu ngầm, tàu nguyên tử, tàu chở vật liệu phóng xạ, dầu lửa, hóa chất, khí hóa lỏng và các chất độc hại khác phải cung cấp các thông tin khi đi qua « vùng lãnh hải » Trung Quốc. Ngoài ra, « các tàu có thể gây nguy hiểm cho an toàn hàng hải Trung Quốc » cũng phải tuân thủ quy định này.

Những tàu này phải khai báo tên, số hiệu, vị trí, cảng sắp ghé và giờ dự định đến nơi. Tên các vật liệu nguy hiểm và trọng tải của tàu cũng phải được báo cáo.

mercredi 10 février 2021

Trần Trung Đạo - Các chiến hạm Hoa Kỳ và « FONOP » mới trên Biển Đông

 

Giới thiệu : Bài viết bàn về sự có mặt của hai nhóm hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz ngay sau khi USS John S. McCain thực hiện chuyến Tuần Tra Tự Do Hàng Hải (FONOP) trong đó có đi sát với quần đảo Hoàng Sa. Tuần tra Eo Biển Đài Loan liên tục là một cách để tái khẳng định chiến lược bảo vệ Đài Loan của TT Truman năm 1950. Các mục đích chính của FONOP là gì ?  Tập Cận Bình cố tình khai thác các mối bất hòa trong nội bộ chính quyền Hoa Kỳ nhưng đã không thành công. Trong mỗi thời kỳ phương pháp có thể khác nhưng về dài hạn chiến lược bao vây và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng trên vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương sẽ không thay đổi. Và cuối cùng, Việt Nam đứng đâu trong tranh chấp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ? 

Trong một thông cáo báo chí của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ công bố từ bản doanh đặt tại Nhật Bản, khu trục hạm USS John S. McCain đang tiến vào Eo Biển Đài Loan.  Mục đích của chuyến hải hành lần này là để “chứng tỏ cam kết của Hoa Kỳ đối với một Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương tự do và mở.”

samedi 6 février 2021

Chiến hạm Mỹ lần đầu tuần tra gần Hoàng Sa từ khi Biden nhậm chức


Đăng ngày:

Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ khẳng định chuyến tuần tra của khu trục hạm USS John McCain nhằm « bảo vệ quyền tự do hải hành gần quần đảo Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế ».

Quân đội Trung Quốc nói rằng « lực lượng hải quân và không quân theo sát tình hình, và đã ra lệnh cho chiến hạm Mỹ phải rời khỏi khu vực ». Đồng thời lên án Hoa Kỳ « vi phạm trầm trọng chủ quyền của Trung Quốc », « làm ảnh hưởng đến hòa bình khu vực ».

jeudi 21 janvier 2021

Trần Trung Đạo - Những tuyên bố cuối cùng của Pompeo về Đài Loan chỉ nhằm « đâm sau lưng » Biden ?


Tôi thường trả lời các câu hỏi, nhận xét hay phê bình trong tinh thần xây dựng. Có nhiều câu hỏi cần cả tháng vì phải đọc lại sách để trả lời và có câu trả lời ngay. Câu dưới đây trả lời ngay và chép qua đây để các bạn trẻ đọc.

Một ý kiến cho rằng chỉ còn hơn một tuần trước khi rời chức vụ ngoại trưởng, Mike Pompeo đưa ra tuyên bố hủy bỏ các “tự hạn chế” do chính Mỹ đề ra trước đây để làm vừa lòng Trung Cộng chỉ là một cách “đâm sau lưng” Joe Biden ?

Chính sách đối ngoại của Mỹ về Đài Loan tương đối thống nhất suốt 4 năm dưới thời Tổng thống Trump ngay từ những ngày đầu nhiệm kỳ chứ không chỉ trong vài tuần chót.

jeudi 10 décembre 2020

Âu - Mỹ cần nói không với « ngoại giao chiến lang » Trung Quốc

vendredi 24 juillet 2020

Washington cảnh báo Bắc Kinh không thể ngăn quân đội Mỹ tại Biển Đông


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper trong buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ của Hạ viện ngày 09/07/2020, tại Washington, Hoa Kỳ. REUTERS/POOL New
Đăng ngày:


Trong cuộc hội thảo qua video của Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), bộ trưởng Esper nêu ra việc Bắc Kinh tiếp tục ức hiếp các láng giềng, có những hành vi phi pháp và đặc biệt quân đội Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Ông khẳng định Hoa Kỳ đang bố trí các lực lượng để chống lại sự khiêu khích của Trung Quốc. Cụ thể sẽ gia tăng các hoạt động vì tự do hàng hải (FONOP) nhằm đối phó với những hành vi bất hợp pháp và yêu sách quá đáng, đã tăng cao chưa từng thấy trong năm 2019 so với cả bốn thập niên qua.

mercredi 15 juillet 2020

Biển Đông: Mỹ có thể trừng phạt các quan chức Trung Quốc

Khu trục hạm Mỹ USS Decatur trong một đợt tuần tra trên Biển Đông. Ảnh tư liệu do Hải quân Mỹ cung cấp ngày 13/10/2016. AP - PO2 Diana Quinlan
Đăng ngày:


Theo kênh truyền hình Mỹ CNBC, ông David Stilwell, trợ lý ngoại trưởng Mỹ về Đông Á và Thái Bình Dương, đã tuyên bố như trên trong cuộc hội thảo thường niên về Biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS). Ông nhận định Bắc Kinh ngày càng tăng cường yêu sách và cưỡng bức bất kỳ ở đâu.

Theo ông Stilwell, bản chất Trung Quốc không thể chấp nhận một thế giới đa phương với các quyền tự do căn bản và sự chọn lựa của lương tâm. Quan chức Mỹ nhấn mạnh « việc Hoa Kỳ can dự vào khu vực chỉ đơn giản nhằm thực thi pháp luật hiện hành, và lẽ ra việc này đã phải được làm từ lâu ».

mercredi 24 juin 2020

Trung Quốc cảnh báo nguy cơ xung đột trên biển với Hoa Kỳ


Ảnh tư liệu: Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan trong một lần đi qua vùng Biển Đông. @wikimedia/ U.S. Navy photo
Đăng ngày:


Nhân dịp giới thiệu một báo cáo về sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực, Ngô Sĩ Tồn cho biết Mỹ đã triển khai 375.000 quân nhân và 60% số chiến hạm tại Ấn Độ-Thái Bình Dương. Ba hàng không mẫu hạm đã được Washington gởi đến khu vực này. Trong suốt tám năm dưới thời Barack Obama, Hải quân Mỹ chỉ tiến hành 4 hoạt động bảo vệ tự do hàng hải, trong khi con số này trong nhiệm kỳ đầu của ông Donald Trump đã là 22.

Theo Ngô Sĩ Tồn, nếu có sự cố về quân sự, binh lính hai bên nổ súng sẽ là thảm họa cho quan hệ song phương. Đôi bên « cần phải tăng cường thông tin để tránh những hiểu lầm và tính toán sai lạc », qua việc tái lập các cuộc họp quân sự cấp cao, mở một đường dây điện thoại trực tiếp và tiến hành tập trận chung. Cũng theo báo cáo, Trung Quốc không coi Hoa Kỳ là đối thủ tiềm năng, và « không muốn có một cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng với Mỹ ». 

samedi 23 mai 2020

Cuộc đối đầu West Capella, bước tiến trong chính sách Biển Đông của Mỹ

Tuần dương hạm USS Gabrielle Giffords (LCS 10) hoạt động gần giàn khoan dầu West Capella ngày 13/05/2020. Ảnh do Bộ tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương (Hải quân Mỹ) công bố. © US Navy/MC2 Brenton Poyser
Đăng ngày:


Chiến dịch West Capella

Khi tập đoàn dầu khí Petronas của Malaysia thuê giàn khoan West Capella để khai thác tại vùng biển chồng lấn mà Malaysia và Việt Nam cùng yêu sách chủ quyền, Trung Quốc bèn điều chiếc tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi) cùng với một đoàn tàu hải giám và dân quân biển đến (địa điểm West Capella hoạt động nằm bên trong đường lưỡi bò do Bắc Kinh vẽ ra).

Đáp lại, Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện gần West Capella trong gần một tháng. Trước hết là tàu tuần duyên tác chiến USS Gabrielle Giffords đã từng được điều đến khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương từ tháng 9/2019, nay tuần tra từ ngày 26 đến 28/04. Ngày 29/04, hai oanh tạc cơ B-1B của Không quân Mỹ cất cánh từ căn cứ Ellsworth ở South Dakota, tiến hành phi vụ 32 tiếng đồng hồ trên Biển Đông.

jeudi 19 septembre 2019

Các nước châu Âu quyết tâm hiện diện thường xuyên tại Biển Đông

Hộ tống hạm Courbet của Pháp ghé Việt Nam hồi tháng 4/2017, trong khuôn khổ "chiến dịch" Jeanne d’Arc.

« Việc gởi chiến hạm đến các vùng biển tranh chấp mang lại cho các chính phủ châu Âu thêm nhiều ảnh hưởng trong quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc trên các vấn đề địa chính trị thiết thân ».

Nhật báo South China Morning Post xuất bản tại Hồng Kông dẫn lời các nhà phân tích nhận định, trong lúc căng thẳng đang tăng lên trong khu vực, các cường quốc châu Âu như Anh, Pháp, Đức rất muốn chứng tỏ họ không phải là các đối tác thương mại thụ động.

Châu Âu nay phải chọn phe

Các nước lớn châu Âu tìm cách nâng cao vị thế tại châu Á-Thái Bình Dương. Theo các nhà phân tích, những cuộc tuần tra vì tự do hàng hải và các tuyên bố quan ngại về sự gia tăng căng thẳng ở Biển Đông cho thấy ý muốn duy trì sự hiện diện thường xuyên trong khu vực của các quốc gia này.

Ông Frans-Paul Van Der Putten, nhà nghiên cứu thuộc Viện Clingendael, một think tank độc lập ở Hà Lan nhận xét : « Cho đến cách đây vài năm, các nước châu Âu thường chỉ thích đóng vai trò thứ yếu trong an ninh khu vực vùng Đông Á. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, họ thấy rằng cần phải khẩn trương tham gia ».

jeudi 12 septembre 2019

Philippines : Trung Quốc muốn hạn chế các lực lượng nước ngoài tại Biển Đông

Ảnh hải quân Mỹ chụp Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa, Biển Đông, ngày 21/05/2015 cho thấy các tàu Trung Quốc hoạt động tại đó.

Ngoại trưởng Philippines hôm 11/09/2019 cho biết, Trung Quốc trong quá trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) muốn hạn chế sự hiện diện của quân đội nước ngoài, cũng như việc các công ty ngoại quốc tham gia vào các dự án dầu khí tại Biển Đông.

Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. khi trả lời phỏng vấn kênh ABS-CBN News tiết lộ, việc thương lượng « có lúc đã hết sức gay gắt », vì Bắc Kinh nhất định đòi « không có cường quốc quân sự nước ngoài nào được hiện diện tại Biển Đông », « nếu các vị muốn khai thác dầu khí thì chỉ có thể làm việc với chúng tôi ».

Cũng theo ông Locsin Jr., tuy nhiên hiện nay Trung Quốc tỏ ra hòa hoãn hơn, không còn kiên quyết đòi loại bỏ sự hiện diện quân sự của nước ngoài, và theo ông, chủ yếu chỉ nhắm vào « các địch thủ của Trung Quốc và một số đồng minh của Philippines ». Ông bày tỏ hy vọng những trở ngại có thể được tháo gỡ trong thời gian tới.

jeudi 29 août 2019

Biển Đông : Chiến hạm Mỹ lại thách thức Trung Quốc ở Trường Sa

Khu trục hạm USS Wayne E.Meyer của Mỹ trên Thái Bình Dương.

Một chiến hạm Mỹ ngày 28/08/2019 đi vào bên trong vùng 12 hải lý của Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn ở Trường Sa, trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh đang xung đột gay gắt về thương mại.

Trung tá Reann Mommsen, phát ngôn viên Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ nói với hãng tin Reuters, khu trục hạm USS Wayne E.Meyer đã đi vào bên trong khu vực 12 hải lý của Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thuộc cụm Nam Yết, và Đá Vành Khăn (Mischief Reefs) thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa.

Bà Mommsen cho biết hoạt động này nhằm « thách thức các yêu sách quá đáng trên biển, và bảo vệ tuyến đường hàng hải theo luật lệ quốc tế ». 

jeudi 25 juillet 2019

Chiến hạm Mỹ lại băng qua eo biển Đài Loan

Ảnh tư liệu: Khu trục hạm Mỹ USS Antietam (CG 54) trên Biển Đông ngày 06/03/2016.

Chỉ một ngày sau khi Trung Quốc đe dọa sẵn sàng gây chiến nếu Đài Loan tuyên bố độc lập, hôm nay 25/07/2019 một chiến hạm Mỹ đi qua eo biển Đài Loan. Bắc Kinh bày tỏ « quan ngại sâu sắc ».

Phát ngôn viên Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ Clay Doss cho biết khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS Antietam đi qua tuyến đường hàng hải giữa Hoa lục với Đài Loan từ ngày 24 đến 25/7. Đây là hoạt động thường lệ « phù hợp với luật pháp quốc tế », « chứng tỏ sự cam kết của Hoa Kỳ về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở ».

Ông Clay Doss nhấn mạnh : « Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các chuyến bay và chuyến hải hành và hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép ».

vendredi 28 juin 2019

Chiến hạm Canada bị tiêm kích Trung Quốc quấy nhiễu trên Biển Hoa Đông

Chiến hạm HMCS Regina (FFH334) của Canada. Ảnh minh họa.

Bộ Quốc phòng Canada hôm 27/06/2019 thông báo, hai chiến hạm của nước này, khi di chuyển tại hải phận quốc tế ở Biển Hoa Đông, hồi đầu tuần đã bị hai máy bay tiêm kích của Trung Quốc bám sát ở cao độ rất thấp. Một trực thăng của Hải quân Canada còn bị một tàu đánh cá Trung Quốc chiếu tia laser vào. 

Theo phát ngôn viên bộ Quốc phòng Canada, một tuần sau khi đi qua eo biển Đài Loan, chiến hạm NCSM Regina và tàu hộ tống Asterix, hôm thứ Hai 24/6 đang hướng về phía Bắc Triều Tiên, thì « hai chiếc Su-30 của Trung Quốc tiến gần ở khoảng cách chỉ có 300 mét và độ cao 30 mét ». 

Thông cáo nhấn mạnh : « Cho dù chiến hạm Canada luôn bị tàu chiến và máy bay của quân đội Trung Quốc theo bén gót sau khi thăm Việt Nam, nhưng đây là lần đầu tiên bị áp sát như thế ». Được biết hai chiếc tàu Hải quân Canada sau khi thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam, tiếp tục đến Đông Bắc Á, góp phần vào nỗ lực răn đe mọi vi phạm lệnh cấm vận Bình Nhưỡng.

samedi 18 mai 2019

Tư lệnh Hải quân Mỹ kêu gọi Úc, Indonesia tuần tra Biển Đông


Đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải quân Mỹ hôm qua 16/05/2019 kêu gọi Hải quân Úc và Indonesia hiện diện thường xuyên hơn trên Biển Đông, kể cả việc tuần tra vì tự do hàng hải. Theo ông, mỗi quốc gia Đông Nam Á đều phải kiên quyết đáp trả việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo ở Biển Đông.

Tuyên bố trên đây được đưa ra trong khuôn khổ vòng công du của đô đốc Richardson trong khu vực, trong đó có Nhật Bản, Ấn Độ, Singapore. Theo ông, cả Úc và Indonesia đều ủng hộ mạnh mẽ trật tự luật pháp quốc tế. Hoa Kỳ nhấn mạnh, các hoạt động tuần tra vì tự do hàng hải sẽ thách đố chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc trên biển.

Tuần trước Hoa Kỳ đã khiến Trung Quốc tức giận khi điều hai chiến hạm đi vào bên trong khu vực 12 hải lý của Đá Ga Ven và Đá Gạc Ma ở Trường Sa, bị Bắc Kinh chiếm đóng từ năm 1988. 

lundi 6 mai 2019

Biển Đông : Chiến hạm Mỹ lại đi vào trong vùng 12 hải lý ở Trường Sa

Chiến hạm Mỹ đi vào bên trong vùng 12 hải lý Đá Gaven và Đá Gạc Ma. Ảnh minh họa.

Quân đội Hoa Kỳ hôm nay 06/05/2019 thông báo đã điều hai chiến hạm đi vào vùng 12 hải lý xung quanh hai đảo đá ngầm tại Trường Sa. Sự kiện này diễn ra vào thời điểm quan hệ Mỹ-Trung đang căng thẳng về thương mại. Bắc Kinh lập tức lên tiếng phản đối.

Hai khu trục hạm tên lửa dẫn đường Preble và Chung Hoon đã đi vào bên trong khu vực 12 hải lý xung quanh Đá Gaven (Gaven Reefs) thuộc cụm Nam Yết và Đá Gạc Ma (Johnson Reefs) thuộc cụm Sinh Tồn ở quần đảo Trường Sa. Đây là các đảo đá ngầm bị Bắc Kinh chiếm đóng từ năm 1988. Riêng Đá Gạc Ma là một trong ba địa điểm diễn ra trận hải chiến Trường Sa, quân Trung Quốc đã tàn sát 64 lính hải quân Việt Nam tại đây.

Trung tá Clay Doss, phát ngôn viên Đệ thất Hạm đội nói với hãng tin Reuters, việc « đi qua vô hại » này là nhằm « thách thức các yêu sách phi lý về chủ quyền trên biển, và bảo đảm quyền đi vào các tuyến đường hàng hải theo luật pháp quốc tế ».

mercredi 24 avril 2019

Biển Đông: Tư lệnh Hải Quân Trung Quốc đả kích tuần tra tự do hàng hải

Tàu đổ bộ Trung Quốc Nghi Mông Sơn (Yimeng Shan) tham gia cuộc diễu hành hải quân ngoài khơi Thanh Đảo (Trung Quốc) ngày 23/04/2019.

« Tự do hàng hải không thể được sử dụng để vi phạm quyền của các nước khác ». Đó là tuyên bố hôm 24/04/2019 của phó đề đốc Thẩm Kim Long (Shen Jinlong), tư lệnh Hải Quân Trung Quốc, chỉ trích việc Hoa Kỳ và các đồng minh gởi tàu tuần tra gần các đảo bị tranh chấp trên Biển Đông. 

Phát biểu tại một diễn đàn ở Thanh Đảo, sau cuộc biểu dương lực lượng kỷ niệm 70 năm thành lập hải quân Trung Quốc, ông Thẩm Kim Long cho rằng tất cả mọi người cần tuân theo các quy tắc, « bảo vệ tốt trật tự » trên biển. Ông tuyên bố : « Tự do hàng hải là nguyên tắc được cộng đồng quốc tế nhìn nhận rộng rãi. Tuy nhiên không thể được sử dụng làm cái cớ để vi phạm các quyền hợp pháp và lợi ích của các quốc gia ven biển ». 

Tư lệnh hải quân Trung Quốc không nêu đích danh Hoa Kỳ, trong khi các chiến hạm Mỹ thường xuyên đi gần các đảo nhân tạo do Bắc Kinh bồi đắp để xác quyết chủ quyền tại Biển Đông. Một số đồng minh của Mỹ trong đó có Anh Quốc cũng hành động tương tự. Trung Quốc, nước tự vẽ ra đường lưỡi bò, xây lên các cơ sở hạ tầng quân sự để độc chiếm vùng biển chiến lược, coi các hoạt động tuần tra vì tự do hàng hải là « khiêu khích ». 

mardi 15 janvier 2019

Chiến hạm Mỹ qua Hoàng Sa : Hà Nội tranh thủ nhưng vẫn ngại Bắc Kinh

Khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS McCampbell của Mỹ

Tờ South China Morning Post hôm 14/01/2019 có bài viết mang tựa đề « Việt Nam có nguy cơ chọc giận Trung Quốc khi lợi dụng việc Hoa Kỳ thực thi tự do hàng hải để nhấn mạnh yêu sách ở Biển Đông ». Nhật báo Hồng Kông (bị tập đoàn Alibaba của Trung Quốc mua lại năm 2016) nhận định Hà Nội vẫn thường giữ thăng bằng trong mối quan hệ với Bắc Kinh và Washington. Tuy nhiên chuyến tuần tra qua Hoàng Sa của khu trục hạm Mỹ USS McCampbell là một cơ hội quá đẹp không thể bỏ lỡ.

Trong lúc Hoa Kỳ và Trung Quốc đang tranh chấp về thương mại và địa chính trị, Việt Nam vẫn đi dây trên một Biển Đông đầy bão tố. Hà Nội muốn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Washington, nhưng tránh không làm Bắc Kinh phật ý.

Vừa rồi nhân dịp chiến hạm Mỹ tuần tra ở Hoàng Sa, Hà Nội không chỉ ủng hộ đồng minh phương Tây, mà còn tái khẳng định chủ quyền tại Biển Đông. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố : « Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế ».