Affichage des articles dont le libellé est Thái Bình Dương. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thái Bình Dương. Afficher tous les articles

mardi 5 juillet 2022

Dằn mặt Nga, NATO không quên mối đe dọa Trung Quốc


Đăng ngày:

G7 quyết làm Nga thất bại, Trung Quốc trong tầm ngắm

Les Echos ghi nhận « Các nước G7 chứng tỏ quyết tâm làm cho Nga phải thất bại tại Ukraina ». Bên cạnh việc tiếp tục hỗ trợ Kiev, G7 còn muốn đặt mức trần giá dầu để làm giảm thu nhập của Matxcơva. « Nga không thể chiến thắng, và không nên để cho Nga có thể chiến thắng ». Bằng tuyên bố trên đây, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thể hiện quyết tâm của các nước G7 tại hội nghị thượng đỉnh Elmau (Đức) kết thúc hôm qua. Ông nói « Việc ủng hộ Ukraina và trừng phạt Nga sẽ còn được duy trì lâu dài, mạnh mẽ ».

dimanche 12 juin 2022

Bắc Kinh tăng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương và Balkan, Nga mất vị trí tại Trung Á


Đăng ngày:

Thắng thầu nhờ giá rẻ, công nhân đưa từ Trung Quốc sang

mercredi 1 juin 2022

Mỹ cam kết ủng hộ các đảo quốc Thái Bình Dương đã bác hiệp ước với Trung Quốc


Đăng ngày:

Mười tiểu quốc Thái Bình Dương hôm thứ Hai 30/05 đã gây bối rối cho Bắc Kinh, khi bác bỏ một hiệp ước sẽ đẩy họ vào quỹ đạo của Trung Quốc.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price tuyên bố các đảo quốc đã có những « quyết định về chủ quyền của chính họ », và Hoa Kỳ cam kết làm sâu sắc hơn mối quan hệ với các đối tác ở Thái Bình Dương cũng như khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, nhằm mang lại lợi ích cho người dân.

mardi 17 mai 2022

Đài Loan : Trung Quốc lợi dụng chiến tranh Ukraina làm suy giảm ảnh hưởng của Mỹ ở Thái Bình Dương


Đăng ngày:

Thông qua các cơ chế song phương và đa phương như Bộ Tứ (Quad) và AUKUS, Hoa Kỳ chứng tỏ quyết tâm duy trì sự ổn định trong khu vực cùng với các đối tác dân chủ. Trong khi đó, Trung Quốc đang có kế hoạch lợi dụng nhu cầu phục hồi kinh tế sau đại dịch, dùng chiến tranh tâm lý để cố gắng phá hoại ảnh hưởng Mỹ tại một số nước, và sự đối địch giữa hai cường quốc sẽ ngày càng tăng.

ASEAN đã trở thành chiến trường, khi tổng thống Mỹ Joe Biden tìm cách tăng cường quan hệ với Hiệp hội. Cùng lúc đó, Bắc Kinh dòm ngó Thái Bình Dương, gây lo ngại quân Trung Quốc có thể trú đóng bên ngoài chuỗi đảo thứ nhì sau khi ký thỏa thuận an ninh với quần đảo Solomon.

vendredi 17 décembre 2021

Trung Quốc tức tối khi Mỹ-Nhật-Úc giành mất tuyến cáp Thái Bình Dương


Đăng ngày:

Bắc Kinh vuột mất dự án cáp quang chiến lược

Mỹ-Nhật-Úc hôm thứ Hai 13/12 loan báo việc xây dựng đường cáp mới nhằm cải thiện lưu thông internet giữa Kiribati, Nauru và Liên bang Micronesia, trong khi từ lâu Trung Quốc vẫn mong kiểm soát được dự án chiến lược này. Bắc Kinh vô cùng tức tối : trong bài xã luận hôm qua, Hoàn cầu Thời báo cáo buộc đây là sự « ép buộc về kinh tế do Mỹ tổ chức ».

mercredi 29 septembre 2021

Từ AUKUS đến Bộ Tứ : Gọng kềm Mỹ đang siết lại với Trung Quốc ở Thái Bình Dương


Đăng ngày:


Châu Á trong chiếc bẫy zero Covid

Tại châu Á trên lãnh vực dịch tễ, Le Figaro nhận thấy châu lục này đang bị dính vào chiếc bẫy của chiến lược zero Covid. Trừ Trung Quốc, các nước còn lại chậm trễ trong việc tiêm chủng, đang vất vả trước sự lây lan của biến thể Delta.

dimanche 19 septembre 2021

Thái Bình Dương : Liên minh Mỹ-Anh-Úc làm thay đổi tương quan trước Trung Quốc


Đăng ngày:


Chỉ vài từ được thốt ra một cách nhẹ nhàng trong cuộc họp video ở Nhà Trắng, là đủ để hợp đồng 56 tỉ euro tan thành mây khói, và xóa lại bàn cờ địa chính trị ở vùng biển châu Á đang sôi sục. Cùng với hai thủ tướng Boris Johnson (Anh) và Scott Morrison (Úc), Joe Bie khởi động liên minh quân sự ba bên được đặt tên là AUKUS (Autralia-United Kingdom- United States) để chống lại tham vọng của Trung Quốc tại Ấn Độ-Thái Bình Dương. 

Nhiệm vụ đầu tiên là cung cấp cho Canberra một đội tàu ngầm nguyên tử với công nghệ Mỹ-Anh. Quyết định này khiến hợp đồng đặt mua 12 tàu ngầm ký với Pháp năm 2019 bị hủy bỏ thô bạo.

mardi 6 juillet 2021

Trung Quốc càng trịch thượng, « diều hâu » Úc càng đông đảo


Đăng ngày:

 

Dân Úc phẫn nộ trước yêu sách 14 điểm của Bắc Kinh

Bài điều tra chiếm hai trang báo khổ lớn kể lại cuộc gặp giữa nhà báo Jonathan Kearsley của kênh truyền hình 9News và một nhà ngoại giao Trung Quốc ngày 17/11/2020. Từ nhiều tháng qua, Kearsley rất muốn hẹn phỏng vấn đại sứ Trung Quốc : quan hệ hai nước đột ngột xấu đi sau khi Canberra vào tháng Tư đòi hỏi mở điều tra về nguyên nhân đại dịch Covid. Nhà ngoại giao trao cho một tờ giấy có danh sách 14 điểm mà Bắc Kinh tức giận đòi Úc sửa đổi, từ việc kêu gọi điều tra về con virus ở Vũ Hán, can dự vào Hồng Kông, Tân Cương, Đài Loan cho đến « giọng điệu không thân thiện » của truyền thông Úc. Nhà báo vô cùng ngạc nhiên vì sự thô bạo của thông điệp.

lundi 10 mai 2021

Trung Quốc vươn vòi bạch tuộc khắp Thái Bình Dương


Đăng ngày:

Phi đạo Trung Quốc ở Kiribati, mắt xích Con đường tơ lụa ở Thái Bình Dương

Đảo san hô Kanto được Không quân Mỹ biết rất rõ, vì đã đồn trú tại đây từ 1942 đến 1943 để tấn công quân Nhật tại những hòn đảo lân cận. Hãng tin Reuters hôm 05/05 tiết lộ hòn đảo này sắp tới sẽ trở thành một căn cứ quân sự của Trung Quốc.

mardi 16 mars 2021

Việt Nam sẽ cho Mỹ đóng quân để đối phó Trung Quốc?


Đăng ngày:


The Economist
phân tích về những khả năng Mỹ đáp trả trước mối đe dọa của Trung Quốc trên Thái Bình Dương. Hôm 04/03, đô đốc Philip Davidson, chỉ huy trưởng lực lượng Mỹ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương (INDOPACOM) cảnh báo Trung Quốc có thể vượt được Hoa Kỳ trong 5 năm tới. Viễn cảnh này khiến Quốc Hội Mỹ thức tỉnh.

Tên lửa từ Hoa lục đe dọa các căn cứ Mỹ ở Thái Bình Dương

Tháng 11/2020, Quốc hội đã dành 2,2 tỉ đô la cho Quỹ răn đe Thái Bình Dương (PDI), và nay các tham mưu trưởng ở châu Á đòi hỏi tăng gấp đôi PDI với 4,7 tỉ đô la năm 2021-2022 và 22,7 tỉ đô la bổ sung cho đến 2027. Trong báo cáo ngày 01/03, họ đã giải thích vì sao.

jeudi 25 février 2021

Đặng Sơn Duân - « Bát quốc liên quân » tại Biển Đông ?


Vài tháng tới, ba cường quốc châu Âu là Anh, Pháp, Đức đều sẽ cử tàu chiến đến Tây Thái Bình Dương, nhiều khả năng sẽ đều đi qua Biển Đông.

Đây cũng là ba quốc gia cùng gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông trước đây.

Nếu vừa khéo, có thể cả ba sẽ đến cùng lúc. Một kịch bản hoàn hảo hơn nữa có thể nghĩ đến, là Bộ tứ kim cương tiến hành tập trận ở khu vực, cùng ba quốc gia này.

vendredi 12 février 2021

Joe Biden muốn có chiến lược cứng rắn hơn với Trung Quốc


Đăng ngày:

Nhóm công tác gồm 15 cố vấn dân sự và quân sự, do Ely Ratner, một cựu cố vấn chuyên về Trung Quốc của ông Biden, làm trưởng nhóm. Họ có bốn tháng để đưa ra những khuyến cáo cho bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin. Mục tiêu là xác định lực lượng quân sự cần thiết ở Thái Bình Dương để đối phó với tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh, tăng cường hợp tác với các đồng minh, cân nhắc về mối quan hệ với quân đội Trung Quốc, các loại vũ khí cần phát triển. Đây là một trong những hồ sơ hiếm hoi mà tân tổng thống gần như là nối gót người tiền nhiệm Donald Trump.

Về cuộc điện đàm đầu tiên giữa ông Biden và chủ tịch Trung Quốc, thông tín viên Stéphane Lagarde từ Bắc Kinh tường trình :

lundi 1 février 2021

Tàu khảo sát Trung Quốc xâm nhập hàng ngày vùng đặc quyền kinh tế các nước Thái Bình Dương


Đăng ngày:

Nikkei đã phân tích các dữ liệu về hệ thống nhận diện 32 tàu khảo sát Trung Quốc, do trang web theo dõi hải hành Marine Traffic cung cấp, trong 12 tháng qua. Tờ báo nhận thấy trên Biển Đông, các tàu này xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế các nước láng giềng hầu như hàng ngày.

Chẳng hạn hồi tháng 4/2020, chiếc Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) 8 đi vào EEZ của Malaysia và liên tục hoạt động gần West Capella, một giàn khoan do Anh và Petronas cùng khai thác. Trong đa số trường hợp, các tàu khảo sát này được nhiều tàu hải cảnh bảo vệ, gây căng thẳng với lực lượng tuần duyên nước sở tại. Tháng 7/2020, tàu Hải Dương Địa Chất 4 xâm nhập EEZ Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, sau đó chính quyền Trump đã điều chiến hạm USS Gabrielle Giffords đến khu vực này.

vendredi 30 octobre 2020

Bông Lau - Số phận của Đài Loan


Chính quyền Donald Trump chuẩn bị bán võ khí tối tân trị giá 7 tỉ đô la cho Đài Loan

Các đồ chơi nóng ấy gồm có: Hỏa tiễn pháo binh lưu động (M142 HIMARS) diệt bộ binh có tầm xa từ 2 - 300 km. Hỏa tiễn hành trình tầm xa AGM-84H/K SLAM-ER phóng đi từ chiến đấu cơ diệt mục tiêu trên biển và đất liền, hỏa tiễn hành trình diệt hạm RGM-84 (Land-Based Harpoon Anti-Ship Missiles) đặt ở căn cứ đất liền, mìn diệt hạm thả dưới biển. Hệ thống điện tử gắn dưới bụng máy bay F-16 để truy tìm mục tiêu rồi gởi data về căn cứ (external sensor pods). Máy bay không người lái MQ-9 drones v.v…

dimanche 12 juillet 2020

Lưu Trọng Văn - Trung tâm gìn giữ hòa bình châu Á Thái Bình Dương, một ý tưởng khôn ngoan



Việt Nam đề xuất thành lập Trung tâm gìn giữ hòa bình khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng tại cuộc hội đàm trực tuyến với Phó tổng thư ký Liên Hợp Quốc Atul Khare, sáng 10.7 đã đưa ra đề xuất trên cùng kiến nghị:

"Chúng tôi mong muốn Liên Hợp Quốc cùng Việt Nam xây dựng Trung tâm này với hình thức phù hợp".

mercredi 24 juin 2020

Trung Quốc, nguồn gốc tất cả mọi xung đột ở châu Á-Thái Bình Dương

Người biểu tình ở New Delhi ngày 22/06/2020 đốt ảnh ông Tập Cận Bình và hàng Trung Quốc, kêu gọi dùng hàng Ấn Độ. © REUTERS/Adnan Abidi
Đăng ngày:


Liên quan đến châu Á, trong bài « Chiến lược của Bắc Kinh trong căng thẳng tại châu Á-Thái Bình Dương », thông tín viên Simon Leplâtre của Le Monde nhận định, trong lúc các vụ đụng độ liên tục xảy ra trong khu vực, các nước láng giềng của Trung Quốc cố gắng giảm bị lệ thuộc.

Trung Quốc : Chiếc mặt nạ đã rơi !

Viện trưởng Viện Quan hệ Quốc tế thuộc trường đại học Thanh Hoa, ông Diêm Học Thông (Yan Xuetong) khi chủ trì « World Peace Forum » ở Bắc Kinh hôm 16/06/2020 đã tuyên bố : « Sẽ không còn lãnh đạo toàn cầu trong những thập niên tới, vai trò của các tổ chức quốc tế giảm sút, trật tự thế giới sẽ là một trật tự xấu ». Nhận định này cách xa cả ngàn dặm so với « cộng đồng nhân loại cùng chung vận mệnh » của Tập Cận Bình, trong khi ông Diêm là một trong những nhà tư tưởng chính của ngành ngoại giao Trung Quốc.

vendredi 21 février 2020

Virus corona - Covid-19: Hàng không thế giới có thể thiệt hại 30 tỉ đô la

vendredi 5 avril 2019

Tây Thái Bình Dương: Phi cơ Mỹ-Nhật tập trận đối phó Bắc Kinh

Oanh tạc cơ Mỹ B-52 từ căn cứ Guam, tham gia triển lãm hàng không tại Singapore, 14/02/2012.

Báo Nhật Japan Times hôm nay 05/04/20198 đưa tin các oanh tạc cơ B-52 của Mỹ từ đảo Guam tập luyện với các chiến đấu cơ của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tại Tây Thái Bình Dương, sau khi Trung Quốc gởi sáu máy bay ném bom và các phi cơ khác đi qua eo biển Miyako để tập trận.

Tờ báo dẫn lời phát ngôn viên Monica Urias của Không quân Hoa Kỳ cho biết cụ thể có hai pháo đài bay chiến lược B-52H Stratofortress, cùng với các chiến đấu cơ Nhật và các phi cơ F-15s, thuộc phi đội 18 Mỹ đóng tại căn cứ Kadena, tham gia.

samedi 1 décembre 2018

Đối phó Trung Quốc: Mỹ, Nhật, Ấn kêu gọi tự do hàng hải tại châu Á

Cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Donald Trump (G), thủ tướng Nhật Shinzo Abe (T) và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bên lề G20. Ảnh ngày 30/11/2018.

Hôm qua 30/11/2018, ba nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ trong cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Achentina, lần đầu tiên cùng lên tiếng kêu gọi tự do hàng hải tại châu Á. Đây là động thái nhằm chứng tỏ sự đoàn kết trước thái độ hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, thủ tướng Nhật Shinzo Abe và thủ tướng Ấn Narendra Modi - ba nhà lãnh đạo cánh hữu đã gặp gỡ nhau trong vòng 15 phút. Cuộc gặp ba bên này mang tính biểu tượng hơn là nhằm hoạch định chiến lược, nhưng chứng tỏ Mỹ-Nhật-Ấn đều lo ngại trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc. 

lundi 19 novembre 2018

Mỹ-Trung bất đồng, lần đầu tiên APEC bế mạc không thông cáo chung

Thượng đỉnh APEC : Ảnh các lãnh đạo chụp ngày 17/11/2018, tại Port Moresby, Papua New Guinea

Lần đầu tiên trong lịch sử APEC, các nhà lãnh đạo 21 quốc gia và nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương trong ngày bế mạc hôm nay 18/11/2018 không ra được thông cáo chung. Hội nghị thượng đỉnh tại Papua New Guinea năm nay được đánh dấu bởi sự đối đầu trực diện giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong bối cảnh tranh giành ảnh hưởng tại khu vực.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết : « Các nhà lãnh đạo quyết định, thay vì ra bản tuyên bố chung như truyền thống, đã giao cho nước chủ nhà Papua New Guinea thay mặt tất cả các thành viên đưa ra một bản tuyên bố sau đó ». 

Thủ tướng Papua New Guinea, ông Peter O’Neil chỉ phát biểu ngắn gọn với báo chí : « Quý vị biết đó, có hai người khổng lồ trong một căn phòng. Tôi biết nói gì hơn ? ». Còn thủ tướng Canada Justin Trudeau nhìn nhận đã có những quan điểm khác biệt, nhất là về thương mại.