Affichage des articles dont le libellé est Thủy điện. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Thủy điện. Afficher tous les articles

mercredi 24 avril 2024

Mai Quốc Ấn - Bức tử Cửu Long

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, chuyên gia về biến đổi khí hậu gửi cho tôi Báo cái sơ thảo phiên bản 23/40/2024 về "Một số vấn đề cần quan tâm các tác động dự án Funan TLes Echos ở Cambodia đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long".

Đọc báo cáo của anh mà rùng mình!

Khi nước của kênh đào Phù Nam (Funan) lấy đi 50 % nước Mêkông g đổ vào Đồng bằng sông Cửu Long thì vùng đất này coi như bị bức tử. Rất đơn giản, với việc mặn xâm nhập sâu nội đồng và hạn hán kéo dài như hiện nay thì mất thêm 50 % nước nghĩa là cái đói chính thức về châu thổ.

dimanche 14 avril 2024

Đào Tuấn - Bốn trăm rưỡi ngàn một mét khối nước!


Vừa xem một clip, với một cái giá không thể tin được: 450 ngàn/mét khối nước mà những người dân miền Tây đang phải mua. Và thuần túy chỉ là nước sinh hoạt chứ không phải nước ngô, nước nho hay gì đó.

Một thống kê cho biết hiện có 11 thủy điện ở Trung Quốc, 2 ở Lào, và khoảng 300 ở…khắp nơi, các chi lưu sông Mêkông.

Trong điều kiện bình thường, Biển Hồ Tonle Sap ở Campuchia, ước tính chiếm 30-35 % nguồn cung cấp nước cho đồng bằng hạ nguồn, sẽ đầy tràn vào mùa mưa, rồi khi mùa khô tới, từ từ tuôn về đồng bằng.

mercredi 10 avril 2024

Huy Nguyễn - El-Nino và Vì sao Cà Mau năm nay hạn nặng?

 

Cà Mau là bán đảo tách biệt khỏi hệ thống sông Mêkông, nên 100% nước dựa vào nước trời. Nghĩa là có mưa mới có nước.

Xét về tổng lượng mưa thì Cà Mau không phải là vùng ít mưa, vì tổng lượng mưa lên tới 2.700 mm - 3.000 mm/năm. Tuy nhiên lượng mưa này chỉ tập trung trong các tháng 4 đến tháng 11 hàng năm. Các tháng còn lại từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau hầu như không mưa hoặc lượng mưa rất ít.

Vào các năm có El-Nino xuất hiện như 2015-2016, 2019-2020, và 2023-2024, các tháng từ 12 đến tháng 4 năm sau hầu như không có mưa. Khi có El-Nino, hạn hán thường sẽ xảy ra vào cuối kỳ El-Nino. Chẳng hạn:

Lưu Trọng Văn - Cháy khát

 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đang ở Bắc Kinh, được Tập Cận Bình, Vương Hỗ Ninh đón tiếp nồng nhiệt cùng những lời ca ngợi “tình đồng chí, anh em chung vận mệnh.”

Liệu chủ tịch Quốc hội có lời nào nói về đại nạn khô hạn đang làm “vận mệnh” hàng triệu nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long điêu đứng do đâu?

Hữu nghị đồng chí anh em ư? Hàng chục con đập chặn nước thượng nguồn sông Cửu Long đã nói lên tất cả.

mardi 5 septembre 2023

Hoàng Nguyên Vũ - Công ty vỏn vẹn 4 người thẩm định vụ phá 600 hecta rừng : Quá giỏi !

 

Đơn vị thẩm định cho việc tận diệt 600 hecta rừng để xây hồ thủy lợi: là một công ty chỉ có 3 cái bàn làm việc và nhân sự tổng chỉ có 4 người!

Hôm nay, báo chí xuất hiện nhiều bài giải thích về việc bức tử 600 hecta rừng để xây hồ thủy lợi Ka Pét. Vẫn không có gì khá hơn ngoài cái lập luận: Ừ thì nó có tác động đến môi trường, nhưng xét về cái lợi về sau thì thấy cái lợi nổi trội hơn cái hại.

Báo chí cũng chụp minh họa vài nhà dân vào mùa khô và đổ tội rằng, ừ tại vì không có hồ thủy lợi nên nó mới ra nông nỗi như thế.

Tạ Duy Anh - Quốc hội cần khẩn cấp xem lại

 

Từ lâu tôi đã rất ngạc nhiên và bức xúc với việc tại sao vùng đất hạn hán Bình Thuận, Ninh Thuận cứ mãi chịu cảnh thiếu nước. Đến mức có năm cừu, bò không có cỏ để ăn, còn người dân thì phải dùng cả nước ô nhiễm nặng để sinh hoạt?

Phát triển không thể đồng đều tuyệt đối, nhưng đừng chênh lệch đến mức khiến một bộ phận dân cư nào đó sống với cảm giác họ bị lãng quên, hoặc tệ hơn nữa, bị bỏ rơi.

Vì thế, khi nghe Quốc hội đồng ý đầu tư một hồ thủy lợi với sức chứa hơn 50 triệu mét khối nước, thú thực là tôi thấy lòng có chút nhẹ nhõm.

dimanche 11 juin 2023

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 473, 11-06-2023

 

1. Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW chính thức công nhận những thành tựu bước đầu ở các mũi tấn công chính của Ukraina vào Lobkove, Orikhiv và Velyka Novosilka:

Tin thắng trận liên tiếp đưa về. Quân Nga liên tiếp bị đẩy lùi khỏi Neskuchny:

samedi 10 juin 2023

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 10/06/2023

1. TỘI PHẠM CHIẾN TRANH CỦA NGA VÀ VI PHẠM NHÂN QUYỀN TRONG CHIẾN TRANH CHỐNG UKRAINE

Nguồn: Ủy viên Nhân quyền của Verkhovna Rada của Ukraine, Văn phòng Tổng Công tố, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Cơ quan Khẩn cấp Nhà nước, Cảnh sát Quốc gia, hội đồng thành phố và thị trấn có liên quan và chính quyền khu vực. Cập nhật tóm tắt kể từ ngày 09 tháng Sáu năm 2023 :

Việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt chống lại thường dân là tội ác chống lại loài người và vi phạm bốn Công ước Geneva năm 1949. Bằng cách sát hại thường dân, lực lượng Nga xâm lược tiếp tục phạm tội ác chống lại loài người theo Quy chế của Tòa án Quân sự Quốc tế và Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế, coi thường tất cả các yêu cầu của Công ước Geneva liên quan đến Bảo vệ Thường dân trong Thời chiến.

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 471, 09-06-2023

1. Chiến trường Zaporizhzhia đang rất căng thẳng, quân Ukraina được cho là đã xuyên thủng được phòng tuyến tiền tiêu của phía Nga, ép quân Nga phải rút lui ở nhiều vị trí, tuy cái giá phải trả là rất đắt. 

Nhưng bởi phía Ukraina áp đặt lệnh cấm loan truyền thông tin, những bản đồ này được lập ra chủ yếu dựa vào các nguồn hai bên trên Telegram nên rất khó để kiểm chứng - mình đăng để mọi người tham khảo cho dễ hiểu hơn thôi.

vendredi 9 juin 2023

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 470, 08-06-2023

 

1. Quân Ukraina đã tung ra các cuộc phản công lớn trên diện rộng ở vùng Zaporizhzhia cùng với sự xuất hiện của xe tăng Leopard.

mercredi 7 juin 2023

Lê Hồng Anh - Thảm họa Kakhovka : Ai vô tình, ai hữu ý ?

Mới hơn một ngày trước, không cần tiếng nổ tên lửa hay các cảnh quay chiến tranh, báo chí thế giới đồng loạt đưa tin con đập Kakhovka gần Kherson đã vỡ, dâng mực nước vùng hạ du lên 4-5 m, tối đa vào hôm nay có thể là 7 m, nhấn chìm gần 50 làng mạc hai bờ thuộc cả hai phe xâm lược cùng chống xâm lược.

Tuy mỗi bên đều đổ lỗi cho bên kia, nhưng không thể phủ nhận là toàn bộ khu vực xảy ra thảm họa đang còn nằm trong tay quân Nga, kể cả nhà máy điện hạt nhân cách mấy chục kilomet bên bờ hồ chứa cũng đang bị đe dọa mất nước làm mát, và có khả năng bị gây sự cố bất kể lúc nào thích hợp.

Truyền thông các bên hầu hết đưa tin hời hợt khiến người đọc-nghe muốn biết bản chất sự việc đều rất khó hình dung. Lúc thì nói nứt vỡ đập bê tông, lúc nói nhà máy hư hại, vậy là đành phải hỏi cụ Gúc cho rõ! Nếu đơn thuần về quân sự thì đã có thể hỏi lão Phúc Lai !

Bông Lau - Giặc Nga phá đê Kakhovka

 

Đêm qua ngồi viết bản tin về cuộc chiến âm thầm ở Trung Đông, thì nhận được tin nhắn của cô trợ lý Ukraine là bọn giặc Nga đã phá sập con đê ở Kherson.

Nước tràn cuốn trôi đi nhiều nhà cửa. Hàng trăm động vật đã bị chết đuối. Nghe nói có cả đám lính Nga ngố bên kia sông cũng bị cuốn trôi luôn.

Lính Nga đánh giặc thì hỏng ra gì, chỉ giỏi trộm cướp hiếp dâm giết người vô tội. Giờ đây khủng bố pháo kích bừa bãi vào khu thường dân, và trò đê hèn sau cùng này là phá đập gây ngập lụt để cản bước tiến tổng phản công của quân Ukraine.

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 468, 06-06-2023

 

1. Đập thủy điện trên sông Dnipr tại thành phố Nova Kakhova đã bị vỡ vào lúc khoảng 2:00 sáng nay, dẫn tới ngập lụt toàn vùng hạ lưu, gây nguy hiểm cho khoảng 80 thành phố, thị trấn và làng mạc, trong đó có cả thành phố Kherson.

Phía Ukraina đang phải cấp tốc sơ tán 16.000 người trong những vùng họ kiểm soát, không có thông tin gì từ vùng Nga chiếm đóng, nên chắc như thường lệ - thân ai nấy lo. Cả hai phía đang kết tội lẫn nhau, cho rằng bên kia phá đập:

mardi 6 juin 2023

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 06/06/2023

Ngày 21/10/2022, tui đã viết về vấn đề con đập Nova Kakhovka, khi đó đã có những nguy cơ bị Nga phá như sau:

(Ngày 20/10) Ông Zelensky thì cảnh báo về một kế hoạch mà theo ông, công binh Nga đã gài mìn vào khắp trong nhà máy và con đập. Phía Nga thì rất bố láo khi mô tả sự cố tháng 8/1941 “người Ukraine đã phá đập”. Hay nhỉ, lúc chiến thắng vinh quang thì Hồng quân là của Nga, còn phá đập thủy điện thì Hồng quân đó là của Ukraine. Đọc “Nhớ lại và suy nghĩ” của G.K. Zhukov thì ông ấy tả rằng Stalin đã khó khăn như thế nào để ra cái lệnh phá đập này.

Vậy, Nga có khả năng phá cái đập hay không?

vendredi 3 décembre 2021

Huy Nguyễn - Đừng đổ lỗi cho trời

 

Nha Trang, một thành phố ven biển, ngay sát biển mà ngập lụt thế này.  Không riêng gì Nha Trang, các thành phố, thị trấn và làng mạc ở Phú Yên, Bình Định cũng chung số phận.

18 người chết và mất tích trong đợt lũ này, cùng hơn 60.000 ngôi nhà ngập lụt. Vườn tược, hoa màu, gia súc gia cầm ra đi hết cả. Đó liệu có phải là những tổn thất theo đúng quy trình?

Lụt không phải do nước biển dâng mà là do nước không thoát ra biển được. Lũ về nhanh và xả lũ bất ngờ từ những thủy điện bậc thang tham tích nước.

mercredi 11 août 2021

HRW tố cáo đập thủy điện do Trung Quốc tài trợ gây thảm họa nhân đạo ở Cam Bốt


Đăng ngày:

Đập Hạ Sesan 2, một trong những đập thủy điện lớn nhất châu Á, được xây dựng tại điểm hợp lưu của hai nhánh lớn sông Mê Kông tại đông bắc Cam Bốt. Khi khu vực thượng nguồn bị ngập nước, phương tiện mưu sinh của các cộng đồng bản địa và người thiểu số sống dựa vào ngư nghiệp và nông nghiệp bị hủy diệt. Ngoài 5.000 người bị di dời, đập thủy điện này còn ảnh hưởng đến việc mưu sinh của hàng chục ngàn người khác ở thượng lưu và hạ lưu.

Phúc trình của HRW cho biết nhiều gia đình sống tại đây từ nhiều thế hệ đã bị buộc phải di dời sang những khu tái định cư khô cằn với số tiền bồi thường không đáng kể, thậm chí không được bồi thường. Trạm xá dột nát, không có nhân viên y tế, nước sinh hoạt không thể dùng để nấu ăn. Lượng tôm cá giảm mạnh có khi đến 2/3 vì luồng di cư của cá bị chặn. Một khảo sát năm 2009 cho thấy tất cả những người dân được hỏi đều phản đối dự án, nhưng nhà cầm quyền Cam Bốt chụp mũ những người phê phán hoặc không chịu di dời là phần tử gây rối.

jeudi 3 décembre 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Thủy điện nhỏ và vấn đề lũ lụt


1. VỀ TÁC ĐỘNG ĐA DẠNG CỦA THỦY ĐIỆN Ở BA MIỀN BẮC TRUNG NAM

Thủy điện là nguồn năng lượng quý giá. Nhưng phải được sử dụng một cách khoa học. Nếu không, nó sẽ mang lại những tác hại khôn lường.

Trong thời kỳ phát triển công nghiệp ban đầu, các quốc gia đều cần đến thủy điện và thường tập trung phát triển thủy điện. Sự phụ thuộc lớn vào thủy điện đã dẫn đến các vi phạm vượt ngoài tầm kiểm soát và để lại các tác hại cho con người cùng môi trường. Mức độ tác hại có khác nhau tùy theo sự kiểm soát ở mỗi quốc gia.

mercredi 11 novembre 2020

Lưu Trọng Văn - Quốc hội cần sớm ra Luật Thủy điện, trả lại Bình yên cho con người.


Nhà máy thủy điện đầu tiên trên thế giới là tại Anh năm 1870. Nhưng Anh, nơi có nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, không hề là cường quốc thủy điện. Trong 73 thủy điện lớn có công suất hơn 2000 MW trên thế giới thì Trung Quốc chiếm 21 nhà máy với tổng công suất 105.000 MW, và sắp hoàn thành thêm ba nhà máy khổng lồ nữa.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, nước nào đang tập trung năng lượng thủy điện thì nước đó đang phát triển nóng. Phát triển nóng là ưu tiên cho phát triển và lợi nhuận, bất chấp tác động của môi trường thiên nhiên.

Trước hết phải thấy tác dụng của thủy điện: đó là nguồn năng lượng tái tạo, rẻ và tạo nguồn nước tập trung để có thể điều tiết phục vụ nông nghiệp, dân sinh. Chính vì vậy thủy điện chiếm 20% lượng điện của thế giới.

samedi 31 octobre 2020

Đỗ Duy Ngọc - Đừng biến những đập thủy điện thành nấm mồ của dân

Báo VnExpress trong bài "Tranh cãi tác động của thủy điện nhỏ tới mưa lũ", có đăng phát biểu của ông Nguyễn Tài Sơn vốn là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện, PGS Vũ Thanh Ca, Khoa Môi trường, Đại học Tài Nguyên và Môi trường. Ngoài ra còn có ông Đỗ Đức Quân, Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương).

Cũng như lập luận của các lãnh đạo Bộ Tài nguyên Môi trường và một số Tiến sĩ, Giáo sư và Phó Giáo sư công tác hoặc liên quan đến Bộ Môi trường. Tất cả các ông ấy đều cho rằng thủy điện không phải là nguyên nhân đưa đến lũ lụt.

Cũng phải thôi, tất cả đều có kiếm ăn từ những dự án thủy điện, ai dũng cảm đập bể nồi cơm, tự cắt lợi nhuận của mình do đó họ bắt buộc phải bảo vệ thủy điện.

Nguyễn Hồng Lam - Đảo lộn đất trời


Vì sao núi lở vùi chôn phận người?

Vì tham lam vô độ.

Những công trình mượn danh du lịch tâm linh cạo trắng núi rừng. Đó là cuộc buôn thần bán thánh, phản tâm linh, hủy diệt cả môi trường, văn minh và văn hóa. Rừng núi oằn lưng chịu ngàn vạn nhát búa phạt thấu xương, triệu lưỡi dao róc tận tủy.

Nước nguồn không nơi lưu trú, nước ngầm như mạch máu bị hút cạn đến những giọt cuối cùng. Long mạch héo khô, cơ thể đất đai đầy lở loét. Bạt núi, cạo rừng, địa chất triệu triệu năm không thể hoàn nguyên, đám đại gia vô đạo vẫn giương trơ mắt trắng.