Affichage des articles dont le libellé est Tiên Lãng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tiên Lãng. Afficher tous les articles

mardi 21 février 2023

Huy Đức - Quả bom Đoàn Văn Vươn

 

[Khi Đỗ Hữu Ca bị bắt, tôi không nghĩ tới "luật nhân quả" mà nghĩ tới Luật Đất đai. Chính chính sách đất đai đã trao quyền bắt bớ những người tử tế như anh Đoàn Văn Vươn cho những kẻ "tội phạm" như Ca.

Xin post lại bài về Luật Đất đai tôi viết 11 năm trước vài ngày sau khi anh Đoàn Văn Vươn bị bắt. Tôi sẽ viết về sửa Luật Đất đai một cách thời sự hơn trong những ngày tới đây. Bài dài, xin chỉ những ai quan tâm hẵng đọc kỹ]

Khi lực lượng cưỡng chế huyện Tiên Lãng đến khu đầm, anh Vươn cho nổ trái mìn tự tạo cài dưới một bình gas. Bình gas không nổ. Nhưng, trái mìn tự tạo vẫn gây tiếng vang như một quả bom, “quả bom Đoàn Văn Vươn”. Vụ nổ không chỉ gây rúng động nhân tâm mà còn giúp nhìn thấy căn nguyên các xung đột về đất đai. Quyền sở hữu nói là của “toàn dân”, trên thực tế, rất dễ rơi vào tay đám “cường hào mới”.

mardi 9 avril 2013

Ông Vũ Văn Luân : Phiên tòa xử các quan chức Tiên Lãng là một trò hề

Bài đăng : Thứ ba 09 Tháng Tư 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 09 Tháng Tư 2013 

Như tin chúng tôi đã đưa, trong phiên tòa xử vụ « hủy hoại tài sản » của gia đình ông Đoàn Văn Vươn từ ngày 8 đến 10/04/2013, bốn quan chức của huyện Tiên Lãng chỉ bị đề nghị án treo. Riêng ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên phó chủ tịch huyện, người từng phản đối việc cưỡng chế đất của gia đình Đoàn Văn Vươn lại bị Viện Kiểm sát đề nghị án tù giam.

Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ, ông Vũ Văn Luân, thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng cho rằng phiên tòa này chỉ là một trò hề :

Trước kia thì chúng tôi cũng đã trả lời, là với vụ án này thì Hải Phòng sẽ không bao giờ có công lý. Và kịch bản cho cái việc hủy hoại tài sản này thì chúng tôi cũng đã nhìn thấy rồi. Chúng tôi cho rằng đó là một cái trò hề, vì trước đó chúng tôi cũng đã nhận được rất nhiều thông tin rằng anh em ông Hiền, ông Liêm từng nói đã chạy được tất cả án treo.  Thế thì đây là một vấn đề rất là nhức nhối. Hôm nay chúng tôi thật sự ngỡ ngàng khi đại diện Viện Kiểm sát đề nghị các bị cáo trong vụ án « hủy hoại tài sản » mức độ như một trò hề như thế.

Việt Nam : Quan chức ra lệnh phá nhà ông Vươn bị đề nghị tù treo

Bài đăng : Thứ ba 09 Tháng Tư 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ ba 09 Tháng Tư 2013 
Trong phiên tòa xét xử năm quan chức huyện Tiên Lãng, Hải Phòng liên quan đến vụ cưỡng chế đất và hủy hoại nhà cửa của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, diễn ra từ hôm qua 08/04/2013, hôm nay Viện Kiểm sát đã đề nghị 15 đến 30 tháng tù treo cho bốn bị cáo, thấp hơn nhiều so với khung hình phạt. Riêng cựu phó chủ tịch huyện Nguyễn Văn Khanh, người duy nhất được bị hại Đoàn Văn Vươn xin giảm án, thì lại bị đề nghị hình phạt nặng nhất là 30 đến 36 tháng tù giam.

Theo báo chí trong nước, thì cựu chủ tịch huyện Tiên Lãng là Lê Văn Hiền được đề nghị 15-18 tháng tù treo vì tội « Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng ». Cựu phó chủ tịch huyện Nguyễn Văn Khanh thì bị Viện Kiểm sát đề nghị mức án cao nhất 30-36 tháng tù giam, ba bị cáo còn lại (nguyên là trưởng phòng tài nguyên môi trường, chủ tịch và bí thư xã Vinh Quang) được cho là đồng phạm với ông Khanh bị đề nghị từ 15-30 tháng tù treo.

samedi 5 janvier 2013

Vợ ông Đoàn Văn Vươn : Chúng tôi tiếp tục đi tìm công lý

Bài đăng : Thứ bảy 05 Tháng Giêng 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 05 Tháng Giêng 2013 
Đúng một năm sau ngày gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị chính quyền huyện Tiên Lãng, Hải Phòng dùng một lực lượng hùng hậu cưỡng chế thu hồi đất (05/01/2012), khiến anh em ông phải chống cự lại, ông Vươn và ba người khác trong gia đình ông tiếp tục bị giam giữ và thân nhân chưa hề được tiếp xúc.
Mới đây dư luận lại xôn xao trước việc công an khởi tố anh em ông Đoàn Văn Vươn về tội giết người, chống người thi hành công vụ, còn hai người vợ của ông Vươn và ông Quý cũng bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ.

mercredi 23 mai 2012

Việt Nam cần áp dụng tam quyền phân lập để tránh một Nhà nước toàn trị


Bài đăng : Thứ hai 21 Tháng Năm 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 23 Tháng Năm 2012 
 
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 5 vừa bế mạc ngày 15/05/2012 đã khẳng định một số vấn đề rất được dư luận chú ý trong thời gian gần đây. Trước hết là tái công nhận đất đai là sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Kế đến là quyết định lập Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do Tổng bí thư đứng đầu, và bỏ các ban chỉ đạo cấp tỉnh.

Luật gia Lê Hiếu Đằng_Việt Nam
 
21/05/2012
by Thụy My
 
 
RFI Việt ngữ đã trao đổi với Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh về các vấn đề trên.

RFI: Xin chào luật gia Lê Hiếu Đằng. Thưa ông, vừa qua Hội nghị trung ương lần thứ 5 đã tái khẳng định « đất đai thuộc sở hữu toàn dân ». Ông có nhận xét như thế nào về vấn đề này ?

Luật gia Lê Hiếu Đằng: Vừa qua sau Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 nhiều người rất là thất vọng. Bởi vì những chủ trương đưa ra trong nghị quyết hoàn toàn đi ngược lại với thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, nhất là vấn đề đất đai. Mà tôi cho rằng làm như vậy là không thực hiện dân chủ. Bởi vì lẽ ra phải để cho dân, cho nhân sĩ trí thức, rồi các tổ chức, đoàn thể bàn bạc trao đổi trong việc sửa đổi Hiến pháp, mà trong đó có điều khoản về đất đai. Và sau khi đã bàn bạc rồi, trên cơ sở đó Đảng có quyết định và chịu trách nhiệm trước dân, trước lịch sử về quyết định của mình, bằng cách ra nghị quyết. Chứ làm như vậy là một quy trình ngược - bây giờ còn trao đổi gì nữa, nếu khẳng định đất đai là sở hữu toàn dân ?

Có nhiều ý kiến đề nghị phải xác định là đất đai là có ba quyền sở hữu : sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân. Thật ra sở hữu cá nhân không ảnh hưởng gì vì khi có nhu cầu quốc phòng, nhu cầu an ninh thì nhà nước có thể trưng thu, trưng mua. Điều này thì nước nào cũng vậy cả. 

Nhưng nếu nói đất đai là sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý, thì dễ đi đến sự tùy tiện của các cấp chính quyền. Mặc dù có quy định là bao nhiêu năm mới hết hạn, nhưng mà người dân vẫn không an tâm. Mà nhất là tôi thấy vô lý ở chỗ, trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân vừa rồi, thì khẩu hiệu của chúng ta là ruộng đất cho dân cày, nên tập hợp được nông dân - chính đây là lực lượng chủ yếu để làm cách mạng.
Nhưng khi cách mạng về, thắng lợi rồi thì bỗng dưng mình lại tuyên bố là đất đai của toàn dân, không thừa nhận quyền sở hữu đất đai của người dân, và nhất là nông dân. Có thể nói đây là một sự phản bội đối với nông dân. Thành ra mới xảy ra nhiều hoàn cảnh đau lòng, như gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng hay mới đây là ở Văn Giang (Hưng Yên), và ở Nam Định.

Chúng tôi nghĩ là Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 5, và phát biểu khai mạc cũng như bế mạc của ông Tổng bí thư đi ngược lại nguyện vọng của người dân. Bởi vì trước đó, trong khi thảo luận để sửa đổi Hiến pháp, nhiều nhân sĩ trí thức và kể cả những người có chân trong chính quyền cấp cao trước đây, cũng đề nghị là phải công nhận quyền sở hữu đất đai của người dân.

Tôi nghe nói là « Ý Đảng, lòng dân », thì rõ ràng là lòng dân đi một đường mà ý Đảng lại đi một nẻo. Như vậy sẽ tiếp tục là một nguy cơ làm mất ổn định chính trị. Chứ không có kẻ xấu, không có đám phản động nào hết, mà chính những chủ trương chính sách bất hợp lý, không phù hợp lòng dân sẽ là một trong những nguyên nhân gây mất ổn định chính trị.

Vì vậy mà chúng tôi thấy rất là thất vọng và rất buồn, vì lãnh đạo của Đảng Cộng sản lại không thấy hết nỗi khổ của người dân trong những vụ bị thu hồi đất. Và như vậy nó liên quan đến vấn đề chống tham nhũng. Có nghĩa là tham nhũng hiện nay lớn nhất là tham nhũng về đất đai, mà kẽ hở của luật pháp chính là việc không công nhận quyền sở hữu ruộng đất của người dân.

RFI: Có vẻ chính quyền vẫn chưa muốn rút kinh nghiệm từ vụ Tiên Lãng, hoặc là lo ngại xảy ra tác động dây chuyền, ông nghĩ thế nào ?

Như trong bài viết « Ai biến chất chính trị và ai là người tự diễn biến ? » trên mạng Bauxite Việt Nam tôi cũng đã phân tích, chính vấn đề là những vụ như Văn Giang hay Nam Định đã gây nên sự công phẫn của người dân. Ví dụ như đánh dân – dùng lực lượng công an để đánh dân, mà chính quyền lại chối, nhưng cuối cùng lại lòi ra là đánh không phải dân mà còn đánh hai nhà báo của đài phát thanh Việt Nam. 

Vấn đề không phải là đánh nhà báo - vì dân thì anh đánh được à ? Như vậy hoàn toàn không phù hợp với cái mà chúng ta thường nói là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Chuyện xảy ra ở Văn Giang rất đáng buồn ở chỗ lẽ ra từ vụ Tiên Lãng chúng ta rút kinh nghiệm. Mà Văn Giang đâu có xa Hà Nội bao nhiêu, nhưng chính phủ trung ương không có một phản ứng gì để giải quyết vụ Văn Giang, đi đến tình hình là xua một ngàn cảnh sát công an đi dẹp dân.

Chính quyền phải thấy rằng những vụ đó sẽ là manh nha nhiều vụ việc khác nữa. Bởi vì không phải chỉ ở Tiên Lãng, Văn Giang hay Vụ Bản, mà ngay ở Thành phố Hồ Chí Minh, ở các tỉnh miền Nam đều có những bức xúc về đất đai cả. Vì vậy đây là vấn đề rất lớn trong tình hình hiện nay. 

Mà nếu giải quyết không khéo, không đứng về phía quyền lợi của người dân, mà đứng về phía lợi ích của các tập đoàn, thì Nhà nước không phải là Nhà nước của dân do dân vì dân. Không phải là Nhà nước để bảo vệ người nghèo, những người cô thế nữa, mà là Nhà nước để bảo vệ những người có tiền, người giàu, giới chủ, hay như chúng ta thường nói là những tư sản đỏ. 

RFI: Có lẽ là chấp nhận cho người dân có được quyền sở hữu đất đai mới là lạ, vì hiện nay không dễ gì thay đổi nhanh như vậy phải không thưa ông ?

Tôi cho rằng một Đảng cầm quyền phải dựa trên ý nguyện của người dân để mà ra chính sách, chứ không phải dựa trên lợi ích nhóm, lợi ích của các nhà đầu tư. Mà nếu dựa trên lợi ích của người dân và nhất là nông dân, thì việc sửa đổi Hiến pháp, trong đó có Luật đất đai tôi cho là đương nhiên thôi.
Nhưng vấn đề ở đây, nếu nói sửa đổi « lạ » là ở chỗ hiện nay tình hình thực tế là các nhóm lợi ích đã chi phối chính quyền quá nhiều rồi - hay là các nhà đầu tư thông qua đồng tiền đã chi phối các cấp chính quyền quá nhiều ! Thành ra có nhiều người tin rằng việc sửa đổi Hiến pháp, trong đó có Luật đất đai là sẽ không thay đổi. 

Mà quả thật qua nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương lần thứ 5, thì rõ ràng suy nghĩ đó là đúng sự thật. Và có thể nói đã gây ra một cú sốc rất lớn đối với số nhân sĩ trí thức và các tầng lớp nhân dân mà từ trước đến giờ đã thảo luận và đã có ý kiến nên công nhận quyền sở hữu về đất đai của người dân, trong đó có nông dân.

RFI: Còn về vấn đề lập Ban chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, và bỏ các ban chỉ đạo cấp tỉnh, theo ông sẽ có tác động được nhiều hơn trong việc chống tham nhũng không ?

Tôi cho là tình hình tham nhũng hiện nay, như ngay báo chí công khai của nhà nước, cũng như một số cuộc họp lãnh đạo cũng thừa nhận là một căn bệnh ung thư đã di căn rồi. Có nghĩa là nó đã đục ruỗng bộ máy nhà nước của chúng ta rất nhiều rồi.

Mà qua công tác từ trước tới giờ tôi vẫn biết, là cấp chính quyền nhỏ thì ăn hối lộ, tham nhũng theo cấp nhỏ, cấp quận thì ăn theo cấp quận, cấp thành phố thì theo thành phố, cấp tỉnh theo cấp tỉnh, trung ương theo trung ương…Nó ăn ruỗng trong nhiều lãnh vực liên quan đến đời sống con người. Ví dụ như lãnh vực giáo dục, lãnh vực y tế, xây dựng chẳng hạn, rồi lãnh vực đất đai. Có thể nói là đã đụng chạm rất nhiều đến đời sống, quyền lợi của người dân.

Vì vậy tôi cho là biện pháp nào để chống tham nhũng cũng phải xuất phát từ chỗ, có thực sự muốn chống tham nhũng hay không. Và có thoát khỏi những ràng buộc, bao vây của những thế lực – mà không phải thế lực thù địch hay thế lực xấu gì, nhưng là những thế lực tài phiệt, kể cả từ các nhóm lợi ích cho đến những nhà đầu tư không « ngay ngắn ». Vấn đề là ở chỗ đó. Còn phương pháp nào thì cũng sẽ bị vô hiệu hóa nếu không thực sự muốn chống tham nhũng, không thực sự chống lại cái xói mòn của tiền bạc vào trong các cấp chính quyền. 

Bây giờ ngoài ban chống tham nhũng của chính phủ ra, thì có ban chỉ đạo.Tôi thì ở Thành phố Hồ Chí Minh hồi còn đương chức đã tham gia rất nhiều ban chỉ đạo, nhưng rồi cuối cùng cái tác dụng của các ban chỉ đạo cũng không có gì ghê gớm cả. Vì nói gì thì nói thì ban chỉ đạo cũng chỉ là ban tổng hợp của nhiều ngành tham gia.

Vấn đề tổ chức cũng rất quan trọng, nhưng tôi nghĩ là nếu bây giờ Tổng bí thư đứng đầu Ban chỉ đạo thì tôi cũng trông chờ xem hiệu quả của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng như thế nào. Nhưng tôi thấy trước mắt những vụ như ở Tiên Lãng (Hải Phòng), ở Văn Giang, ở Vụ Bản (Nam Định), đứng về mặt Đảng thì những vị giữ chức vụ cao trong Đảng không động tĩnh gì hết. Như vậy chưa chắc gì khi có ban chỉ đạo sẽ có tác dụng tích cực, mà vẫn để cho chính quyền hoành hành trong việc giải tỏa đền bù, rồi trong nhiều việc khác, hay là trong vấn đề đầu tư công.

Đầu tư công là một lãnh vực mà tham nhũng hết sức là to lớn. Những vụ làm thất thoát hàng chục ngàn tỉ hay hàng trăm ngàn tỉ sẽ giải quyết thế nào. Dù sao thì chúng ta cũng chờ xem thử ban chỉ đạo mới thành lập sau nghị quyết trung ương 5 sẽ hành xử như thế nào, từ đó mới thấy rằng Đảng và Nhà nước có quyết tâm thực sự chống tham nhũng hay không. Hay là cũng như những lần trước đây đề ra rất nhiều biện pháp nhưng cuối cùng là không hiệu quả vì không thực sự muốn chống tham nhũng.

RFI: Được biết sẽ thành lập lại Ban Nội chính Trung ương đồng thời là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, như vậy có gì khác không thưa ông ?

Thật ra trước đây đã có Ban An ninh Nội chính trung ương và ở cấp tỉnh, thành phố rồi, nhưng mà sau đó giải tán, bây giờ lập lại. Tôi nghĩ vấn đề khó khăn ở chỗ đây chỉ là một ban của Đảng thôi. Đứng về mặt luật pháp thì một tổ chức chính quyền được luật pháp quy định thì mới có quyền. Còn ban Đảng, ngay cái tên là chỉ « chỉ đạo » thôi mà, chứ đâu có quyền. Có nghĩa là anh chỉ đạo cái này cái kia, nhưng mà bên chính quyền làm hay không làm thì cũng không sao cả.

Cái này là cái mà từ trước tới giờ gặp rất nhiều khó khăn- có nhiều ban chỉ đạo nhưng không hiệu quả. Mà điều này liên quan đến việc có giao quyền thật sự cho ban chỉ đạo này hay không, hay lại cũng chỉ là hình thức như các ban chỉ đạo khác.

RFI: Thưa ông, bên cạnh đó còn có chuyện bố trí người thường dựa vào quen biết, thế lực chứ không phải tài năng. Có lẽ khi nào chưa có cơ chế chọn được người có năng lực vào những vị trí quan trọng thì vẫn còn tham nhũng?

Nhân đây tôi cũng muốn nói một ý mà trong hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 5 ông Tổng bí thư cũng có nêu, đó là vấn đề tam quyền phân lập. Thật ra muốn chống tham nhũng, muốn một chính quyền hoạt động có hiệu quả, thì phải chấp nhận tam quyền phân lập.

Mà đây không phải là sản phẩm của giai cấp tư sản, nhưng là thành quả từ các kinh nghiệm - kinh nghiệm quản lý đất nước, con người mà ra. Bởi vì tam quyền phân lập mới làm cho các bộ phận được độc lập. Ví dụ như tư pháp có độc lập thì mới dám xử mấy ông tham nhũng chứ ?

Chứ bây giờ tình hình ở Việt Nam là gì ? Là xử theo bản án đã có sẵn, nhất là những vụ nghiêm trọng là cấp ủy đảng đôi lúc có xen vào. Hay là hành pháp cũng vậy. Thành ra vấn đề là phải độc lập thì mới có đủ quyền lực để mà hành xử, để xử lý một số vụ việc nghiêm trọng xảy ra. 

Ví dụ như ở các nước, Tổng thống tuy là « hạ cánh an toàn » rồi nhưng mà sau họ cũng lôi ra xử. Chứ không phải như Việt Nam chúng ta, hễ « hạ cánh an toàn » rồi thì thôi, hoặc là đương chức thì cũng không thể nào xử được.

Thành ra tôi cho rằng việc tam quyền phân lập là một trong những biện pháp để chống lại một cái Nhà nước toàn trị. Nếu không tam quyền phân lập thì vai trò của Đảng như thế nào ? Đảng trở thành một siêu quyền lực ! Ai giám sát Đảng ? Như vậy sẽ trở thành một siêu quyền lực và dễ đi đến chỗ đứng trên pháp luật, đứng ngoài pháp luật và đi đến lộng quyền. Đó là điều mà người dân đâu có ủy nhiệm thông qua lá phiếu của mình ?

Vì vậy tôi cho là vấn đề chống tham nhũng, cũng như vấn đề đất đai, thì nó liên quan đến một Nhà nước pháp quyền, trong đó tôn trọng nguyên tắc tam quyền phân lập thì mới có hiệu quả. Chứ còn nếu không sẽ dẫn đến chỗ « vừa đá bóng vừa thổi còi » và sẽ không đi đến đâu cả.
Trong thảo luận về sửa đổi Hiến pháp thì nhiều nhân sĩ trí thức cũng đặt ra vấn đề tam quyền phân lập. Ngay ông Nguyễn Văn An từng là Chủ tịch Quốc hội cũng nói, tuy không rõ, nhưng cũng nói hơi hơi cái ý đó. 

Đó là mối tương quan giữa vấn đề đất đai, vấn đề chống tham nhũng với một Nhà nước pháp quyền thật sự. Trong đó phải tôn trọng một nguyên tắc chung mà một Nhà nước dân chủ phải tuân thủ : tam quyền phân lập. Và trong tam quyền phân lập thì Đảng cầm quyền cũng phải được người dân giám sát, chứ không thể tự tung tự tác !

RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn Luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã vui lòng dành thì giờ trả lời phỏng vấn của chúng tôi.


tags: Chính trị - Dân chủ - Pháp luật - Phỏng vấn - Việt Nam 
 
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120521-viet-nam-can-ap-dung-tam-quyen-phan-lap-de-tranh-mot-nha-nuoc-toan-tri
 

mercredi 14 mars 2012

Thân phận bọt bèo của người nông dân Việt Nam

Thứ tư 14 Tháng Ba 2012 
 
"Cốt lõi của vấn đề vẫn là những quy định mập mờ của Luật đất đai. Người ta biết trước sau gì cái mảnh đất ấy cũng thuộc về người khác, người nông dân không có những yếu tố để gắn bó với đất đai của mình... Nông dân mà ra phố, khi họ về thì họ mang theo rất nhiều tật xấu ở phố, khiến cho sự thuần khiết về mặt truyền thống mất đi... Bộ máy công quyền ở địa phương thực sự rệu rã, thậm chí họ chả làm gì ngoài cái việc xem có cái gì có thể chôm chỉa được của dân thì họ làm"... 
 
Những gánh hàng rong
Gánh cả nỗi đau nhà nông không đất
Những trai làng thờ thẫn đợi người thuê
Trôi dạt thị thành vẫn giữ nét quê
Nhoẻn miệng cười khi công an rượt đuổi


Đừng đuổi !
Xin đừng rượt đuổi !
Họ chỉ là nạn nhân
Đô thị mở rộng mất nơi cày cấy
Đô thị văn minh họ không chốn nương thân

dimanche 11 mars 2012

Đoàn Văn Vươn lên báo Pháp Le Monde

(LND : Phụ trang Địa chính trị của Le Monde - tờ báo thuộc loại uy tín nhất nước Pháp - đề ngày 11/03/2012 đã dành một bài báo ngắn để nói về sự kiện Đoàn Văn Vươn, mang tựa đề « Vụ trục xuất một người nuôi thủy sản, xì-căng-đan cấp quốc gia ở Việt Nam ». Tác giả là Bruno Philip, thông tín viên của Le Monde tại Đông Nam Á, viết từ Bangkok. Bài báo có một số chi tiết chưa được chính xác, nhưng vẫn xin tạm dịch lại ở đây).

Một hoạt cảnh bất thường nhưng lại ít được truyền thông đưa tin, đã diễn ra ngày 5/1 tại miền Bắc Việt Nam : một người nuôi thủy sản ở Hải Phòng là Đoàn Văn Vươn đã tổ chức cố thủ tại nhà cùng với nhiều thành viên trong gia đình. Trang bị vũ khí tự tạo và chất nổ, họ đã chống cự lại lực lượng vũ trang được điều đến để trục xuất họ ra khỏi mảnh đất của  mình. Bốn bộ đội và hai công an đã bị thương trong cuộc đụng độ, ông Đoàn và ba người thân bị bắt giam.

Việc cưỡng chế vẫn diễn ra thường xuyên ở Việt Nam : cũng như tại Trung Quốc, nơi mà trưng thu đất đai vốn là một nhân tố « gây bất ổn xã hội » - xin lặp lại từ ngữ mà chế độ cộng sản Trung Quốc thường dùng -người ta nhận thấy tại xứ sở của Hồ Chí Minh, số lượng các vụ lạm dụng quyền lực kiểu này ngày càng tăng lên. Kịch bản hầu như đều giống nhau : chính quyền địa phương cấu kết với những người đầu cơ địa ốc hay nhà đầu tư, để kiếm chác lợi nhuận từ các dự án địa ốc béo bở.

Chính những người nông dân phải chịu thua thiệt. Luật pháp cho phép những người lãnh đạo cấp huyện hay cấp tỉnh tự cho mình cái quyền thu hồi đất đai, trên danh nghĩa lợi ích công. Vì vậy mà không mấy ngạc nhiên khi 70% các vụ kiện tụng chính quyền địa phương là có liên quan đến tranh chấp đất đai.

Đáng ngạc nhiên nhất trong câu chuyện về « những người cố thủ » ở Hải Phòng là ngày 10/2, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đến tại đây. Sau khi lắng nghe bản báo cáo điều tra về các nguyên nhân gây ra xung đột, người đứng đầu chính phủ đã đứng về phía « người nổi dậy », ông Đoàn ! Thủ tướng lên án chính quyền địa phương đã vi phạm pháp luật, và yêu cầu họ tự kiểm điểm. Những người lãnh đạo huyện Tiên Lãng, nơi xảy ra sự kiện, bị ngưng chức.

Phản ứng của Thủ tướng có thể sẽ không ngăn trở được việc ông Đoàn Văn Vươn phải ra tòa. Nhưng điều này biểu lộ sự lo ngại sâu xa của chính quyền Việt Nam. Vào lúc mà ông Nguyễn không ngừng bày tỏ sự chú tâm đến công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, thì cần phải chứng tỏ quyết tâm của mình bằng việc làm cụ thể. Dù đảng Cộng sản cứng rắn về chính trị, nhân quyền ở Việt Nam liên tục bị vi phạm, nhưng chính quyền vẫn ý thức được tiềm năng gây tác hại lớn lao của loại vụ việc này.

Câu chuyện trên đây tiêu biểu cho « hình mẫu của những bất hợp lý trong hệ thống quy định về đất đai ở Việt Nam » - David Brown, nhà ngoại giao Mỹ hưu trí và là chuyên gia về khu vực đã nói với AFP như thế. Ông nói thêm : « Hồ sơ này về cơ bản là vấn đề tồn vong của chế độ ».

Việc ông Đoàn Văn Vươn là người công giáo đã khiến những người phụ trách giáo phận phải tỏ thái độ, và gây chú ý đến các vụ xung đột thường xảy ra giữa Nhà nước và các giáo xứ về vấn đề nhà đất. Một bản tin của « Giáo hội châu Á », cơ quan thông tin của cơ quan truyền giáo Paris, cho biết Đức Giám mục Hải Phòng đã bày tỏ sự lo âu cho ông Đoàn, « là người có nhân thân tốt và nhiệt thành cộng tác với các hoạt động của giáo xứ », hơn nữa, « trước đó đã được ca ngợi về năng lực làm ăn giỏi ».

Ngay cả cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh cũng đã lên tiếng ủng hộ cho bị cáo, như rất nhiều blogger khác. Dù sao đi nữa thì cách xử sự của Thủ tướng cũng đã tạo ra một tiền lệ.

mercredi 15 février 2012

Cuộc chiến đấu bảo vệ đất nông nghiệp gần phi trường Roissy


LS Trần Đình Triển : "Không thể xem ông Đoàn Văn Vươn là chống người thi hành công vụ"

Bài đăng : Thứ bảy 11 Tháng Hai 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ bảy 11 Tháng Hai 2012 
 
Bản tin của hãng thông tấn Mỹ AP hôm 10/02/2012 về vụ Tiên Lãng mang tựa đề « Người nông dân Việt Nam trở thành anh hùng sau khi đấu súng với công an ». Bài viết nhận định, anh em ông Đoàn Văn Vươn khi chống lại lực lượng cưỡng chế đã làm bị thương sáu nhân viên công lực – đây là một sự kiện hiếm hoi.

Nhưng thay vì lên án, công luận lại xem người nông dân Đoàn Văn Vươn như một anh hùng. Thậm chí có những tướng lãnh về hưu và cả một cựu Chủ tịch nước cũng lên tiếng bênh vực, còn báo chí nhà nước công khai ủng hộ qua các bài phóng sự điều tra.

Vụ Tiên Lãng đã thu hút sự quan tâm của dư luận cho đến nỗi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phải yêu cầu tiến hành điều tra. Và hôm qua Thủ tướng Việt Nam đã kết luận việc cưỡng chế thu hồi đất là sai, những cán bộ sai phạm phải bị trừng phạt, đồng thời yêu cầu địa phương để cho ông Vươn tiếp tục sử dụng đất.

Hãng AP cho rằng, cho dù nếu trường hợp ông Đoàn Văn Vươn không thúc đẩy việc chính phủ sửa đổi Luật đất đai đi nữa, thì cũng không còn có thể làm ngơ, khi mà trên 70% dân số Việt Nam sống ở nông thôn. Đây cũng là mối quan tâm của hàng triệu nông dân khác, khi thời hạn giao đất 20 năm quy định trong Luật đất đai năm 1993 sẽ hết hạn vào năm tới.

Ngay sau khi kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được công bố, RFI đã phỏng vấn luật sư Trần Đình Triển, văn phòng luật Vì Dân ở Hà Nội về vấn đề này.

RFI : Kính chào luật sư Trần Đình Triển, trước hết xin cảm ơn luật sư đã nhận trả lời phỏng vấn của chúng tôi. Xin luật sư cho biết nhận xét sơ bộ về kết luận của Thủ tướng Việt Nam qua vụ Tiên Lãng ?
Luật sư Trần Đình Triển - Hà Nội
 
11/02/2012
 
 
LS Trần Đình Triển : Tôi có đọc toàn văn thông báo về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên báo về vụ Tiên Lãng. Nhận xét của tôi như sau. Kết luận của Thủ tướng như vậy là thể hiện một sự tiến bộ, một sự nghiêm khắc – tương đối nghiêm khắc.

Tuy nhiên tôi tin rằng văn bản này cũng đã được các bộ phận tham mưu để chuẩn bị cho Thủ tướng, trong đó, tôi thấy rằng nhiều từ ngữ, câu chữ chưa đúng quy định của pháp luật. Và kết luận đó tôi thấy quan trọng nhất là khẳng định được việc là cấp đất sai, thu hồi đất sai và cưỡng chế sai, cho toàn dân biết được. Tuy nhiên biện pháp xử lý và được đưa ra trong thông báo thì tôi tin rằng chưa hợp lòng dân, và chưa đúng pháp luật.

Thứ nhất, tôi cho rằng không thể sử dụng từ kiểm điểm được. Thủ tướng đã kết luận là sai thì phải xử lý. Xử lý những cán bộ làm sai, không chỉ có những cán bộ cấp huyện, mà cả cấp thành phố Hải Phòng. Những ai liên đới trách nhiệm, thậm chí ví dụ như đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng do dân bầu lên, có trách nhiệm giám sát việc thực thi pháp luật tại địa phương, thì đã làm tròn trách nhiệm của mình chưa. Đấy mới là kiểm điểm.

Còn những cán bộ có thẩm quyền, trực tiếp làm công việc theo dõi giám sát, mà để dẫn đến sự việc như thế tại địa phương thì phải nhận hình thức kỷ luật tương xứng. Chứ ở đây không có cái khái niệm kiểm điểm nữa. Đấy là quan điểm của tôi.

Thứ hai nữa là việc giải quyết sai phạm của công dân và ngược lại, sai phạm của cơ quan nhà nước và công chức nhà nước. Tôi thấy rằng trong mối quan hệ biện chứng hậu quả và mối quan hệ nhân quả này, kết luận chưa giải quyết chuẩn xác.

RFI : Thưa, luật sư thấy không chuẩn xác chỗ nào ạ ?

LS Trần Đình Triển : Thứ nhất, đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, Thủ tướng kết luận có những vấn đề gì sai thì đề nghị các cơ quan xem xét theo quy định của pháp luật. Chứ kể cả Thủ tướng không có quyền yêu cầu viện kiểm sát hay tòa án phải làm việc nọ việc kia, vì các cơ quan này độc lập và chỉ tuân thủ theo pháp luật. Mọi tổ chức và cá nhân không ai được can thiệp vào tính độc lập của viện kiểm sát và của tòa án. Đấy là luật.Tôi cho rằng có lẽ là đội ngũ tham mưu cũng có những sơ suất khi trong văn bản có những vấn đề về mặt câu chữ không chuẩn.

Và tôi xin nhắc lại mối quan hệ nhân quả. Đã là quyết định thu hồi đất sai, cưỡng chế sai, thì người ta chống lại cái đó là chống lại hành vi trái pháp luật của người và tổ chức khác, không thể nói rằng người ta chống thi hành công vụ được. Đã là thi hành công vụ, thì đấy là người công chức nhà nước hay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ để thực hiện việc công, và việc công đó phải đúng pháp luật.

Còn ở đây việc trái pháp luật thì tại sao lại gọi là chống người thi hành công vụ được. Tôi ví dụ như cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ, mà người vi phạm luật lệ giao thông như vượt đèn đỏ hay đi ngược chiều, cảnh sát tuýt còi để xử phạt mà chống lại cái việc đó thì chống người thi hành công vụ. Nhưng ngược lại người cảnh sát đó, công dân người ta không vi phạm anh không có quyền kiểm tra người ta. Anh tuýt còi để đưa ra yêu cầu abc, mà người ta chống lại việc đó thì không thể gọi là chống người thi hành công vụ được. Đó là mối quan hệ biện chứng.

Cái nữa là trong bộ luật hình sự của Việt Nam đã nói rằng, người ta được quyền chống lại việc làm sai của pháp luật, nhưng không được vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Bây giờ Thủ tướng đã khẳng định thu hồi đất sai, cưỡng chế sai và phá dỡ nhà sai. Vậy thì người ta chống lại cái sai đó là hợp pháp, nhưng có mức độ. Chứ còn việc ông Vươn sử dụng vũ khí nọ kia thì đấy là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà pháp luật không cho phép. Do đó việc truy tố một số người trong gia đình ông Vươn về tội giết người theo điều 93 là không đúng pháp luật. Mà theo quan điểm của tôi là truy tố ở tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Đồng thời ở đây Thủ tướng chỉ nói đến là việc phá dỡ nhà ông Vươn sai, đó là tội phạm hủy hoại tài sản. Còn một tội nữa. Trong bộ luật hình sự nước CHXHCNVN đã có riêng quy định về đất đai. Có một điều luật chuyên biệt, đó là vi phạm về quản lý đất đai. Thì ở đây ra quyết định cưỡng chế sai, thu hồi sai, rõ ràng đã vi phạm điều đó, thì cần phải khởi tố những người thực hiện việc quản lý đất đai trong sự việc này, theo điều luật đó đã. Còn những ai chỉ đạo phá dỡ, thì đấy là phạm vào tội hủy hoại tài sản.

Hai nhóm tội phạm đó, hai hành vi đó khác nhau, nhưng tôi thấy rằng không nhắc gì đến vi phạm về quản lý đất đai. Và một điều quan trọng nhất mà dân rất chờ đợi, đó là việc cưỡng chế.

RFI : Chính quyền đã huy động hàng trăm công an, bộ đội để cưỡng chế, và ông Đoàn Văn Vươn phải phản ứng. Như vậy nếu truy tố vì tội « giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng » thì có nặng quá không thưa luật sư ?

LS Trần Đình Triển : Hiện nay cơ quan điều tra Hải Phòng khởi tố các cá nhân trong đại gia đình ông Vươn về hai tội : tội giết người, theo điều 93, và tội chống người thi hành công vụ theo điều 257 bộ Luật hình sự. Khởi tố vụ án theo tội hủy hoại và cố ý hủy hoại làm hư hỏng tài sản, theo điều 142 Luật hình sự về hành vi phá hoại tài sản của gia đình ông Vươn.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng có nhiều ý kiến khác nhau về tội danh đối với hai nhóm hành vi của các cá nhân trong gia đình ông Vươn, và cơ quan quản lý nhà nước ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Nhưng có ý kiến cho rằng ông Vươn và một số người khác có tội, hoặc cần khởi tố thêm tội theo điều 233 – tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ.

Theo quan điểm cá nhân tôi, cụ thể là khởi tố một số cá nhân trong gia đình ông Vươn về tội giết người theo điều 93 là không đúng. Nếu chiếu theo điều luật này thì họ có thể bị xét xử theo tiết A (giết nhiều người), tiết B (giết người đang thi hành công vụ hoặc lý do công vụ của nạn nhân, tiết L (bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người), tiết O (có tổ chức), thuộc khoản 1 điều 93, có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điều 46 bộ Luật hình sự, thì được áp dụng điều 47, quy định hình phạt nhẹ hơn, thì mức án nhẹ nhất của họ có thể được áp dụng theo khoản 2 điều 93 khung hình phạt liền kề thấp nhất cũng là 7 năm tù.

Thứ hai là căn cứ vào tính chất của hành vi, đặc biệt là kết luận của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, đã khẳng định việc cưỡng chế, thu hồi đất, việc phá hủy tài sản của gia đình ông Vươn là việc làm trái pháp luật của chính quyền và một số cá nhân UBND huyện Tiên Lãng. Như vậy việc chống đối của các cá nhân trong gia đình ông Vươn là nhằm bảo vệ lợi ích nhà nước - pháp chế xã hội chủ nghĩa, lợi ích tập thể - những hộ nuôi trồng thủy sản tại đây, và bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.

Xét trên phương diện tương quan lực lượng giữa bên xâm hại và bên chống trả : Tuy nhiên hành vi chống đối của một số cá nhân trong gia đình ông Vươn không tương xứng với hành vi xâm hại của nạn nhân, tức là quá mức cần thiết, sử dụng phương tiện và phương pháp để chống trả có thể làm chết nhiều người, tội phạm đã hoàn thành nhưng chưa đạt. Hành vi đó cũng gây nguy hiểm cho xã hội, nhưng theo tôi là phạm điều 96 bộ Luật hình sự - tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Căn cứ tính chất của hành vi, thì một số cá nhân trong gia đình ông Vươn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 điều 96 bộ Luật hình sự. Điều luật nói rõ rằng giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì phạt tù từ 2 đến 7 năm. Nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ được áp dụng theo điều 46 và điều 60 bộ Luật hình sự, thì có thể xử phạt từ 2 đến 3 năm tù, nhưng cho hưởng án treo.

Theo tôi, truy tố theo tội danh này là thể hiện đúng tính chất vi phạm, đúng pháp luật và thể hiện tính nghiêm minh, và tính chất nhân đạo của Đảng và Nhà nước trong vụ việc này.

Còn việc khởi tố một số cá nhân trong gia đình ông Vươn về tội chống người thi hành công vụ, theo quan điểm của tôi là không đúng. Vì khi nói đến người thi hành công vụ thì phải hội đủ cả ba điều kiện sau đây. Thứ nhất là người đó thực thi đúng nhiệm vụ, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công phân nhiệm. Thứ hai là đang thực thi hành vi thi hành công vụ. Cái yếu tố thứ ba rất quan trọng, là nhiệm vụ phân công thực hiện phải đúng pháp luật.

Như vậy thì việc cưỡng chế, phá hủy tài sản v.v… đối với gia đình ông Vươn là trái pháp luật - kết luận của Thủ tướng đã nói rõ - thì không thể truy cứu trách nhiệm về tội danh này. Mặt khác mối quan hệ biện chứng của tính chất hành vi, giữa tội chống người thi hành công vụ đã được định khung trong điều 93, và không phải là công vụ trong điều 96. Vì vậy, đủ căn cứ để đình chỉ vụ án về tội danh này.

RFI : Dư luận cũng đặt ra câu hỏi về việc sử dụng lực lượng công an, quân đội để cưỡng chế…

LS Trần Đình Triển : Đấy là một quyết định hành chính, thì nó nằm trong pháp lệnh hành chính về quyết định hành chính phải có hiệu lực pháp luật. Nhưng lâu nay trong việc cưỡng chế hành chính thì chỉ có duy nhất là văn bản pháp luật nói rằng cưỡng chế hành chính về việc thu hồi đất đai thì được sử dụng lực lượng, tôi dùng chữ abc. Cho nên gây nên một sự bất bình đẳng trong các quyết định cưỡng chế hay xử phạt hành chính.
Tôi lấy ví dụ như cưỡng chế để thu thuế chẳng hạn, hay là cưỡng chế về việc xây dựng nhà trái phép, hay những nghĩa vụ khác v.v… về lao động chẳng hạn, cũng là quyết định hành chính. Nhưng đã là quyết định hành chính thì đều phải xử bình đẳng với nhau. Đã sử dụng lực lượng thì được sử dụng như nhau.

Nhưng lâu nay chúng ta cho chỉ có một phép, đó là sử dụng lực lượng cưỡng chế hành chính để thu hồi đất đai. Đấy là một cái dấu hỏi đặt ra bất bình đẳng trong pháp luật, và lâu nay sử dụng cả lực lượng quân đội, lực lượng công an. Tôi cho rằng đấy là việc không thể chấp nhận được.

Trong kết luận của Thủ tướng chính phủ không nói đến những vấn đề này. Tôi cho rằng Thủ tướng phải đưa ra một cách cương quyết, đó là cưỡng chế về thu hồi đất đai cần phải nghiêm cấm sử dụng lực lượng quân đội và công an. Vì lực lượng quân đội bảo vệ tổ quốc, lực lượng công an bảo vệ an ninh, chứ không thể sử dụng quân đội nhân dân và công an nhân dân để đi chống lại việc quyền lợi của nhân dân hay để yêu cầu nhân dân phải thực hiện. Đấy là việc của hành chính.

Có chăng thì thành lập một bộ phận cảnh sát tư pháp chẳng hạn hoặc cảnh sát hành chính để thực hiện nhiệm vụ đó thì dễ nghe hơn và được lòng dân hơn. Sử dụng lực lượng như vậy đưa lại sự việc cưỡng chế để thu hồi đất đai vì mục đích công cộng, vì an ninh quốc phòng thì có thể sử dụng các lực lượng đó được. Cái đấy là bảo vệ lợi ích công, và thu hồi cho lợi ích công.

Còn chúng ta thu hồi đất để cho người khác thuê, thu hồi đất cho các doanh nghiệp kinh doanh sinh lợi trên đấy, tạo nên sự bất công trong xã hội. Ví dụ trả cho dân thì hai trăm nghìn một mét, ngày hôm trước hôm sau thu lại cho doanh nghiệp thì bán 20 triệu một mét. Dân người ta chống lại những sự bất công đó. Sử dụng các lực lượng quân đội công an để đi cưỡng chế chuyện đó, tôi cho rằng đang làm mất niềm tin của nhân dân đối với lực lượng quân đội và công an. Tôi rất đồng tình quan điểm của đại tướng Lê Đức Anh chủ tịch nước, cũng như một số vị lão thành cách mạng, tôi hoàn toàn đồng tình.

Và trong văn bản nếu về báo chí thì chỉ cần một lời khen là đủ. Tức là các báo chí đã kịp thời đưa thông tin phản ánh một cách trung thực khách quan về vụ việc để dân hiểu, dân biết, dân bàn, dân làm dân kiểm tra, và để các cơ quan nhà nước nắm thông tin để xử lý vụ việc được khách quan và đúng pháp luật là đủ. Còn sau đó còn xen là phải định hướng rồi phải thế nọ thế kia dễ cho người ta nhầm lẫn là ở đây vừa khen vừa chê, và người ta có thể suy luận là ẩn náu sau đó một vấn đề gì đó. Với góc độ Thủ tướng thì chỉ cần kết luận cái chính thôi, không nên đưa vào những chi tiết đó. Đừng để cho công luận người ta bình luận và dân người ta hiểu nhầm đi với tư cách là một nguyên thủ quốc gia.

RFI : Xin rất cảm ơn luật sư Trần Đình Triển đã vui lòng dành thời gian để trả lời RFI Việt ngữ.

tags: Phỏng vấn - Việt Nam 
 
http://www.pagewash.com//////nph-index.cgi/010110A/uggc:/=2fjjj.ivrg.esv.se/ivrg-anz/20120211-yhng-fh-gena-qvau-gevra-auna-qvau-ir-ih-gvra-ynat-unv-cubat
 

Kiến nghị Bộ Công an Việt Nam trực tiếp điều tra vụ Tiên Lãng

Bài đăng : Thứ tư 08 Tháng Hai 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 08 Tháng Hai 2012  
Thanh Phương / Thụy My
 
Tại Hà Nội, đại tá công an về hưu Nguyễn Đăng Quang và luật sư Trần Vũ Hải vừa cho công bố một kiến nghị đề ngày hôm nay, 08/02/2012, gởi Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, đề nghị để cho Cơ quan Điều tra thuộc Bộ Công an trực tiếp điều tra vụ Tiên Lãng.

Bản kiến nghị nhắc lại là ông Đoàn Văn Vươn cùng với ba bị can khác đang bị tạm giam và khởi tố với các tội danh « giết người » và « chống người thi hành công vụ », vì đã dùng súng chống trả lực lượng thi hành lệnh cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vưon ở xã Vĩnh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Bà Nguyễn Thị Thương, vợ của ông Vươn và bà Nguyễn Thị Hiền, vợ của ông Đoàn Văn Quý cũng bị khởi tố vì tội chống người thi hành công vụ.

Đại tá Nguyễn Đăng Quang
 
08/02/2012
 
 
Theo đại tá Nguyễn Đăng Quang và luật sư Trần Vũ Hải, do Cơ quan Điều tra Công an Hải Phòng đã có nhiều vi phạm Luật tố tụng hình sự và như vậy sẽ không điều tra một cách đúng đắn, khách quan, cho nên họ đề nghị Cơ quan Điều tra thuộc Bộ Công an trực tiếp điều tra vụ này. Trả lời RFI Việt ngữ hôm nay, đại tá Nguyễn Đăng Quang giải thích :

Hôm qua 07/02/2012, trong một cuộc họp báo, Thành ủy Hải Phòng thông báo Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng vừa quyết định tạm đình chỉ công tác Chủ tịch huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền và phó Chủ tịch huyện Nguyễn Văn Khanh, đồng thời kiểm điểm Trưởng Công an huyện, Bí thư và chủ tịch xã Vinh Quang.
Còn Ban thường vụ TP Hải Phòng thì « nghiêm túc kiểm điểm, nhận trách nhiệm » vì đã để xảy ra sự việc « gây dư luận không tốt trong nhân dân ». Chính quyền Thành phố Hải Phòng yêu cầu công an thành phố « khẩn trương điều tra » để khởi tố vụ án phá nhà của ông Đoàn Văn Vươn.

Theo báo chí trong nước, sau cuộc họp báo của Thành uỷ Hải Phòng, Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ huyện Tiên Lãng đêm qua cũng đã có văn bản đề nghị kỷ luật thêm 7 cán bộ huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang có liên quan đến vụ cưỡng chế.

tags: Việt Nam 
 
http://www.pagewash.com//nph-index.cgi/010110A/uggc:/=2fjjj.ivrg.esv.se/ivrg-anz/20120208-ob-pbat-na-ivrg-anz-qhbp-lrh-pnh-gehp-gvrc-qvrh-gen-ih-gvra-ynat
 

Vụ Tiên Lãng, Hải Phòng : Thời cơ để lấy lại lòng tin của người dân

Thứ tư 08 Tháng Hai 2012 

Dư luận cho rằng người nông dân cần cù Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng đã đi vào lịch sử một cách bất đắc dĩ, khi qua sự kiện này có thể chính phủ Việt Nam sẽ phải cân nhắc lại toàn bộ chính sách đất đai. Theo ông Lê Hiếu Đằng, nếu chính quyền Việt Nam xử lý một cách công minh, thì đây sẽ là thời cơ để lấy lại lòng tin của người dân. Ông cũng cho rằng Đảng sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc nếu không giải quyết được tình trạng cán bộ thối nát.

Như RFI đã đưa tin, hôm qua 07/02/2012 Thành ủy Hải Phòng đã họp báo cho biết kết luận bước đầu của vụ cưỡng chế gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, tỉnh Hải Phòng. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Thành đã thông báo việc kỷ luật hàng loạt lãnh đạo của huyện và xã. Cụ thể là chủ tịch và phó chủ tịch huyện bị đình chỉ công tác, trưởng công an huyện, bí thư đảng ủy và chủ tịch xã bị kiểm điểm.

Về việc có nên huy động quân đội vào việc cưỡng chế đất đai của người dân hay không, ông Nguyễn Văn Thành cho biết Đoàn thanh tra của chính phủ đang xem xét đúng sai. Còn việc giao đất của huyện Tiên Lãng có đúng theo Luật đất đai hay không, thì Bộ Tài nguyên Môi trường cũng đang kiểm tra.

Cuộc họp báo có đến 50 báo đài của Việt Nam tham dự, chứng tỏ sự chú ý của công luận về vụ này. Tuy nhiên do cuộc họp báo này chỉ kéo dài một tiếng đồng hồ, nên nhiều câu hỏi của các phóng viên chưa được trả lời thỏa đáng.

Trên internet hôm nay, khi gõ từ khóa « Tiên Lãng, Hải Phòng » vào Google chúng tôi đã có được ba triệu rưỡi kết quả chỉ trong vòng 0,17 giây. Báo chí trong nước cho biết hôm nay công an thành phố Hải Phòng đã tổ chức khám nghiệm hiện trường nơi ngôi nhà ông Vươn đã bị san bằng, và khởi tố vụ án cố ý hủy hoại tài sản của gia đình ông. Cơ quan công tố cũng đang xem xét lại bản án sơ thẩm đối với quyết định thu hồi đất của Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng.

Dư luận tuy tạm hài lòng nhưng vẫn tiếp tục lên tiếng vì cho rằng vẫn còn nhiều viên chức địa phương có những việc làm hay phát biểu sai trái trong vụ này vẫn chưa bị xử lý. Trả lời phỏng vấn của chúng tôi ở phần trên, ông Nguyễn Đăng Quang, nguyên là đại tá công an cũng cho biết lý do khiến ông đã kiến nghị Bộ Công an trực tiếp điều tra vụ ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, vì giám đốc công an Hải Phòng tỏ ra không khách quan và thiếu trách nhiệm nên không thể giao cho địa phương.

Đối với luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, thì trước sức ép của dư luận Hải Phòng đã buộc lòng phải xoa dịu, chứ chưa thực sự nghiêm túc trong vấn đề này.

Tôi nghĩ có lẽ do sức ép của công luận nên Thành ủy Hải Phòng buộc lòng phải họp và ra quyết định để trấn an dư luận vì không thể im lặng được nữa, chứ không phải là một việc làm tự nguyện và có suy nghĩ từ một cơ quan lãnh đạo cao nhất của một thành phố như thành phố Hải Phòng. Hơn nữa là để chuẩn bị cho buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thì Thành ủy Hải Phòng buộc phải có một số động thái như vậy để làm êm dịu tình hình.

Nhưng tôi cho rằng quyết định của Thành ủy Hải Phòng là chưa triệt để. Bởi vì không phải các quan chức của huyện Tiên Lãng dám đơn phương trong việc ông Vươn, mà đây tôi nghĩ là chủ trương đã được thông qua Ủy ban Nhân dân – ít nhất là Ủy ban Nhân dân Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng. 

Trách nhiệm của thành phố rất nặng, chứ không phải chỉ ở huyện Tiên Lãng. Lẽ ra Thành ủy và Ủy ban Nhân dân Hải Phòng phải nghiêm khắc nhận lấy trách nhiệm về mình về những việc làm này, thấy được những thiếu sót của mình. Chứ không phải là hy sinh thuộc hạ để rồi mình vô can. Trong đó có những cá nhân rõ ràng là có vấn đề khi phát biểu với báo chí. Ví dụ như ông Đỗ Huy Thoại Phó chủ tịch chẳng hạn đã nói rằng vụ này là đúng pháp luật, rồi việc đập phá nhà ông Vươn là do dân đập phá, đổ thừa cho dân. Rồi ông đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc công an Hải Phòng, tôi cho là việc huy động cả trăm công an và quân đội để mà giải tỏa là chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Bởi vì cả một lực lượng hùng hậu mà chỉ cưỡng chế vài người dân thì hết sức ác. 

Quân đội không được làm việc đó ! Không thể sử dụng lực lượng quân đội để mà đi giải tỏa được, luật pháp không cho phép. Quân đội là để bảo vệ đất nước, huy động quân đội là một sai lầm. Tôi nghĩ đáng lẽ Bộ Quốc phòng rồi các lãnh đạo của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam phải lên tiếng trong việc này, để không tạo một tiền lệ nguy hiểm, là những chính quyền địa phương dùng quân đội để đi trấn áp người dân trong việc giải tỏa để lấy lại đất đai, làm cho mâu thuẫn giữa người dân và quân đội ngày càng sâu sắc hơn.

RFI : Như vậy theo ông việc cưỡng chế vừa không đúng luật lại xảy ra trong thời điểm ngay trước Tết, tức là vừa không có tình vừa sai về lý phải không ?

Lê Hiếu Đằng : Đúng rồi. Tức là một việc làm hết sức bất nhân, hay nói cách khác là vô nhân đạo. Bởi vì đó là một người dân, mà anh hành xử như vậy thì trong tương lai sẽ có những việc khác hành xử như thế nào. Do đó mà trái với cái bản chất mà chúng ta thường hay nói : chính quyền của dân, do dân và vì dân.

Vì vậy tôi nghĩ rằng sắp tới trong làm việc thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cần phải thấy rõ điều này. Hơn ai hết, chính mấy ông bà ở Hải Phòng, ở Tiên Lãng là người đã phá hoại thanh danh, uy tín của Nhà nước Việt Nam. Và hậu quả vô hình của việc này là làm mất lòng tin của người dân. Thành ra có thể kết tội là thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Bởi vì cái hậu quả này còn hơn cả hậu quả về tiền bạc, về vật chất nữa. Hậu quả gây ra là uy tín của Nhà nước, của Đảng mất đi nghiêm trọng, và như vậy sẽ có tác hại về lâu về dài.

Do đó bây giờ người dân đang chờ thái độ xử lý kiên quyết, nghiêm khắc của Thủ tướng chính phủ, kể cả đối với cấp ủy và Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng. Để nêu gương, để làm cho những quan chức sau này có trách nhiệm hơn trước một quyết định hại đến các quyền và lợi ích của người dân như trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn. Chứ nếu xử lý cách nào nhẹ tay, thì tạo ra một tiền lệ hết sức nguy hiểm, như tôi đã nói, là còn nhiều vụ như ông Đoàn Văn Vươn sẽ xảy ra.

RFI : Thưa ông, việc một người dân chống lại đoàn cưỡng chế của nhà nước nhưng lại được đông đảo người dân trong cả nước ủng hộ, kể cả số tiền gởi về giúp gia đình ông Vươn cũng khá lớn, có lẽ chính quyền qua đó cũng thấy rõ dư luận đứng về phía nào…

Lê Hiếu Đằng : Nói thẳng ra là dân người ta ủng hộ việc làm của ông Vươn mặc dù trái luật pháp. Vì sao người ta ủng hộ ? Vì người ta thấy rằng ông Vươn đã bị hiếp đáp, bị dồn vào chân tường, và phản ứng tự vệ của ông Vươn là như vậy, vì uất ức quá phải làm. Đây là một việc làm mà chính quyền phải suy nghĩ. Đẩy người dân vào cái tình trạng đó chính là trách nhiệm của chính quyền, của những người đã gây nên sai trái đó.

Tôi nghĩ đối với ông Đoàn Văn Vươn thì phải có những tình tiết giảm nhẹ. Như báo chí có nêu, nếu bây giờ kết luận rằng chính quyền Tiên Lãng, thậm chí thành phố Hải Phòng là sai trái, thì việc làm của ông Vươn là có lý, có cơ sở của nó. Như Ô Khảm ở Quảng Đông, Trung Quốc chẳng hạn, người dân đấu tranh làm chủ đến cả ba tháng trời, và bây giờ buộc lòng chính quyền Trung Quốc phải thừa nhận quyền của người dân, và cho việc làm đó là đúng, kể cả có bạo lực.

Thế thì ở Việt Nam trường hợp của ông Đoàn Văn Vươn cũng vậy. Chúng ta phải thấy rằng đó là một việc làm tuy trái với luật pháp nhưng phải tính đến trong hoàn cảnh khách quan nào đã đẩy người ta đến hành động như vậy, để mà xem xét giải quyết. Chứ không thể nói truy tố tội giết người –đây hoàn toàn không phải là tội giết người, mà là cách tự vệ của một người dân bị cô thế.

Mà tôi cho rằng cái tác dụng tích cực của vụ Đoàn Văn Vươn là thức tỉnh cho chính quyền, cho đảng Cộng sản Việt Nam thấy được tất cả sự thối nát, hiếp đáp dân chúng của các cấp chính quyền. Như tôi đã từng nói, nếu mà xử lý nặng tay với ông Vươn và nhẹ tay đối với những người đã gây ra vụ việc này, thì người dân không còn tin tưởng gì về nghị quyết trung ương 4, không tin lời nói và việc làm của các vị lãnh đạo có thể đi đôi với nhau. Và đó là nguy cơ bất ổn định về mặt chính trị. Nếu nói là có tội gây hậu quả nghiêm trọng, thì chính là chính quyền huyện Tiên Lãng và chính quyền thành phố chứ không phải là ông Vươn.

RFI : Nhưng việc chính quyền cấp trên vào cuộc trễ như vậy có lẽ là do khiếu kiện về đất đai hiện nay quá nhiều, nên sợ phải giải quyết luôn những vụ khác. Và có lẽ chính quyền cũng sợ sẽ có những vụ chống lại người thi hành lệnh cưỡng chế như vậy.

Lê Hiếu Đằng : Thật ra không phải như vậy bởi vì đây là một vụ việc cụ thể xảy ra lần đầu tiên trong cả nước Việt Nam : chính quyền huy động cả trăm quân. Rồi việc chống trả bằng vũ khí, mặc dầu đó chỉ là đạn hoa cải để tự vệ, không phải là vũ khí hạng nặng - nó khác với những vụ việc khác.

Nếu nói rằng sợ lây lan sang những vụ việc khác, thì tôi cho rằng sẽ lây lan theo góc độ này. Là nếu xử lý nhẹ tay đối với những người có trách nhiệm gây ra vụ này, tức là chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền Hải Phòng, thì người dân sẽ phẫn uất, và sẽ có nhiều vụ như ông Đoàn Văn Vươn diễn ra trong cả nước.

Bởi vì như chúng ta biết, vấn đề giải tỏa đền bù với giá rẻ mạt - mà tôi nhớ trong một buổi làm việc ở quận 9 của anh Hồ Hữu Nhựt, nguyên Thứ trưởng chính phủ cách mạng lâm thời miền nam Việt Nam, anh nói coi như là cướp đất luôn. Thì rõ ràng nó sẽ lây lan ra, và đó là điều nguy hiểm nhất cho sự ổn định. Như tôi đã nói lần trước, là không có kẻ xấu hay diễn biến hòa bình nào hết, mà chính những quan chức chính quyền như ở Tiên Lãng, Hải Phòng là người gây ra hậu quả như vậy.

RFI : Và cũng như ông có nói lần trước, cái nguồn gốc sâu xa vẫn là chần chừ không muốn giao quyền sở hữu đất đai cho người nông dân, thành ra còn phải nghĩ đến việc sửa đổi lại Hiến pháp ?

Lê Hiếu Đằng : Nguyên nhân gốc là không thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất cho người dân cũng như người nông dân. Thành ra đó là một kẽ hở. Nói ruộng đất là sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước, do đó giao vào tay một số quan chức. Mà đã nói sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước thì có thể lấy lại lúc nào cũng được.

Vì vậy hiện nay khuynh hướng chung qua các góp ý sửa đổi Hiến pháp mà chúng tôi có tham gia, thì nhiều người đã đề nghị phải công nhận quyền sở hữu ruộng đất cho người dân. Còn nếu trong hoàn cảnh chưa giải quyết được vấn đề này, thì thời hạn cho thuê đất phải là 50 năm, 70 năm thậm chí là 100 năm, để người dân yên tâm đầu tư công sức, trí tuệ, tiền bạc vào đây. Chứ còn nếu 15 năm, 20 năm là quá ngắn, và đây chính là động lực để phát triển sản xuất. Tôi cho rằng lý tưởng nhất, công bằng nhất và cũng rất hợp với xu thế trên thế giới hiện nay, là phải công nhận quyền sở hữu ruộng đất cho người dân.

RFI : Hình như đây là lần đầu tiên Thủ tướng phải giải quyết một việc cụ thể như thế này phải không thưa ông ?
Lê Hiếu Đằng : Đúng, đây là lần đầu tiên Thủ tướng phải đứng ra chủ trì giải quyết một vụ việc cụ thể, vì mức độ nghiêm trọng của việc này. Nếu không giải quyết hoặc giải quyết không đúng mực, thì sẽ có ảnh hưởng lên toàn xã hội, ảnh hưởng đến lòng tin của người dân. 

Chúng tôi hy vọng với tư cách vừa là Thủ tướng, vừa là Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, vừa là một đại biểu Quốc hội của thành phố Hải Phòng, thì Thủ tướng sẽ cân nhắc trong việc xử lý những sai phạm của huyện Tiên Lãng, của thành phố Hải Phòng để lấy lại niềm tin.

Có nhiều người gặp tôi nói như thế này : Đây là cái thời cơ để Đảng và Nhà nước lấy lại niềm tin nơi người dân. Trong một thời gian dài, niềm tin ấy đã bị mất, bị phai nhạt rất nhiều bởi những việc làm sai trái của các cấp chính quyền trong vấn đề ruộng đất, làm cho dân oan nhiều người kéo lên Thành phố Hồ Chí Minh rồi đi thẳng ra Hà Nội một thời gian dài để khiếu kiện.

Tôi nghĩ đây là một cái thời cơ để khôi phục lại lòng tin. Và tôi cho rằng điều quan trọng là, đây là cơ sở để đảng và chính phủ rà soát lại tất cả những vấn đề mà hiện nay dân khiếu kiện về ruộng đất, để giải quyết một cách đúng đắn, công bằng, hợp lý và đúng pháp luật. Và phải xác định trách nhiệm của địa phương, tức là của cấp ủy và chính quyền tỉnh, thành phố. Như vậy sẽ tạo được niềm tin cho người dân.

RFI
: Nhưng không chừng việc này cũng không dễ dàng dù là Thủ tướng vì « trên bảo dưới không nghe »…

Lê Hiếu Đằng : Về nguyên tắc, tất cả quan chức chính quyền từ cấp cơ sở cho đến quận huyện và thành phố đều là đảng viên cả. Mà như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói về việc thực hiện Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 4 về vấn đề xây dựng đảng, nếu thực hiện một cách nghiêm túc vấn đề này, xem xét trách nhiệm của những cá nhân, chế độ trách nhiệm của người đứng đầu các ngành các bộ và địa phương, thì tôi cho rằng sẽ tạo một bước chuyển.

Mặc dù vấn đề không dễ, nhưng tôi nghĩ nó phụ thuộc vào quyết tâm chính trị của đảng, của chính phủ, nhà nước, và bên cạnh đó là hệ thống chính trị gồm Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cũng phải vào cuộc, để bảo vệ những quyền và lợi ích chính đáng của người dân, mà trên thực tế đang bị xâm phạm – có nhiều lúc rất nặng nề. Mà người dân không nói lên được tiếng nói của mình, đành phải có những hành động như ông Đoàn Văn Vươn. Phải làm cho được việc đó. Nếu không thì hệ thống chính trị của chúng ta sẽ chỉ là hình thức – tồn tại nhưng mà người dân không cần tìm đến, người ta không còn tin tưởng nữa. 

Và đây là một thử thách hết sức lớn đối với Đảng và Nhà nước trong tình hình hiện nay. Tôi nói thẳng là, có một câu thường nói : « Đảng là người tổ chức mọi cuộc đấu tranh thắng lợi », thì Đảng Cộng sản Việt Nam cũng phải chịu trách nhiệm trước tình hình một số cán bộ chính quyền, một số đảng viên thối nát, tham nhũng, gây những thiệt hại nghiêm trọng đối với người dân. Và đó là trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 

Đảng phải gánh vác chứ không thể chối bỏ trách nhiệm của mình được. Không chỉ có thể nói chung chung là phê bình kiểm điểm, rồi kêu gọi đảng viên phải giác ngộ, phải tự phê bình. Mà phải có những biện pháp dựa vào pháp luật, vào phê bình, vào sự đấu tranh của người dân, và kỷ luật những người sai phạm. Tức là sửa « lỗi hệ thống » - cả một hệ thống như vậy phải sửa đổi lại, thì mới mong thoát ra khỏi những sai phạm như ở Tiên Lãng, Hải Phòng.

Ngày 10/2, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ họp báo về vụ Tiên Lãng. Hàng triệu người dân cả nước, kể cả dư luận ngoài nước đang nóng lòng chờ đợi cách giải quyết vụ này như thế nào. Trong số vô số các ý kiến của người dân được báo chí trong nước đăng tải, có người đã đặt câu hỏi : « Thành ủy Hải Phòng rút kinh nghiệm, thế thì ông Vươn liệu có được cơ hội « rút kinh nghiệm » một cách đơn giản như thế không ? ».

Ông Đoàn Văn Vươn đang phải ngồi tù hơn một tháng nay, không hề được tiếp xúc với bất cứ ai, từ thân nhân cho đến luật sư, cho dù ông bị khởi tố vì tội « giết người », một tội danh có khung hình phạt có thể lên đến tử hình, mà theo luật Tố tụng hình sự cần có luật sư tham gia hỗ trợ. Ông không hề biết được dư luận cả nước đã phản ứng mạnh mẽ như thế nào trước vụ án chưa từng xảy ra tại Việt Nam.

Người nông dân và là kỹ sư đã đổ bao nhiêu mồ hôi, công sức và tiền bạc để lấn biển, để tạo lập khu đầm thủy sản, đã bị đẩy vào đường cùng, buộc ông phải phản kháng. Hành động dũng cảm của ông có thể sẽ khiến chính phủ Việt Nam cân nhắc lại toàn bộ chính sách đất đai. Cái tên Đoàn Văn Vươn từ nay đã đi vào lịch sử một cách bất đắc dĩ, dù ông không hề muốn, như trong câu đối của Ngô Thời Nhiệm « Gặp thời thế, thế thời phải thế ».

 
http://www.pagewash.com//////nph-index.cgi/010110A/uggc:/=2fjjj.ivrg.esv.se/ivrg-anz/20120208-ih-gvra-ynat-unv-cubat-gubv-pb-qr-ynl-ynv-ybat-gva-phn-athbv-qna 

jeudi 2 février 2012

Vụ Tiên Lãng, Hải Phòng: Chính quyền địa phương đã phá hoại chính sách Nhà nước

Bài đăng : Thứ năm 02 Tháng Hai 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 02 Tháng Hai 2012 
Theo luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong vụ ông Đoàn Văn Vươn, việc làm của chính quyền địa phương huyện Tiên Lãng, Hải Phòng là phi pháp, bất nhân. Ông cho rằng Hiến pháp cần công nhận quyền sở hữu đất đai của người dân, để bọn cường hào mới không thể lạm quyền, gây bất công xã hội, tạo ra những bất ổn định tiềm ẩn về chính trị.

Đã gần một tháng qua, dư luận vẫn còn xôn xao về vụ gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng bị cưỡng chế giao lại khu vực đầm mà ông đã được giao trong lúc chưa hết thời hạn, nhà cửa và hoa lợi của trên khu đất này cũng bị phá hủy và cướp bóc. Hiện sáu người trong gia đình ông đang bị truy tố, riêng ông và người em đang bị tạm giam với tội danh rất nặng là « giết người », vì đã chống lại đoàn cưỡng chế.

Nhưng vụ Đoàn Văn Vươn cũng đã cho thấy những vấn đề sâu xa, gai góc hơn, như quyền sở hữu đất đai, tình trạng thiếu dân chủ ở một số địa phương… và là dấu hiệu báo động sẽ có nhiều vụ Đoàn Văn Vươn nữa nếu chính quyền không giải quyết đến nơi đến chốn. Đây cũng là ý kiến của luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Lê Hiếu Đằng_Thành phố Hồ Chí Minh
02/02/2012
RFI : Kính chào ông Lê Hiếu Đằng. Thưa ông về vụ ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng Hải Phòng, có lẽ thời gian của một cuộc phỏng vấn ngắn như thế này là quá ít, nhưng ông có thể cho một vài nhận định được không ?

Lê Hiếu Đằng : Gần một tháng nay có thể nói là công luận rất phẫn nộ, bất bình về những việc làm của chính quyền Tiên Lãng, Hải Phòng. Bởi vì ông Vươn là bộ đội xuất ngũ, có học hành đàng hoàng, là kỹ sư nông nghiệp đi khai hoang phục hóa, đáp ứng được một chủ trương của nhà nước là làm giàu một cách chính đáng và phát triển sản xuất.

Thế thì cái việc làm phi pháp, trái luật của Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng Hải Phòng, là một việc làm có thể nói là phá hoại chính sách của nhà nước về vấn đề khuyến khích sản xuất. Đây là một chính sách lớn của nhà nước.Có thể nói đây là những phần tử phá hoại. 

Bởi vì nếu ông Vươn làm ăn có hiệu quả, thì dù thời gian cho mượn đất có đến đi chăng nữa – mà các chuyên gia đã chứng minh rằng chưa đến - thì vẫn phải tiếp tục cho ông ta khai thác mảnh đất mà ông đã tự đầu tư biết bao nhiêu công sức và tiền bạc vào đấy. Chính cái việc làm bất nhân của chính quyền Tiên Lãng đã đẩy ông Vươn vào con đường uất ức không thể nào chịu đựng được, vì vậy mới có hành động như chúng ta đã biết. 

Chúng ta rất thông cảm, rất hiểu những việc làm đó là vi phạm pháp luật, nhưng những nguyên nhân nào đẩy ông Vươn đến hành động đó ? Chính là những kẻ nằm trong chính quyền huyện Tiên Lãng. Do đó có thể nói đang có làn sóng bất bình, phẫn nộ trong giới trí thức, trong các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi có những vụ việc giải tỏa rồi chiếm đất, cũng cái kiểu như chỗ ông Đoàn Văn Vươn, nhưng người ta kềm chế, không có phản ứng như vậy. Điều đó nói lên cái gì ? Đó là vụ ông Đoàn Văn Vươn chỉ là một trong những vụ việc hiện nay đang xảy ra trên khắp đất nước Việt Nam. 

Nhà nước hay nói là kẻ xấu hay âm mưu diễn biến hòa bình. Nhưng mà riêng bản thân tôi không thấy đâu hết. Chính những kẻ xấu, kẻ phá hoại chính sách là nằm trong Đảng và chính quyền, như ông chủ tịch huyện Tiên Lãng và kể cả chính quyền thành phố Hải Phòng, sau khi vụ việc xảy ra rồi lẽ ra phải điều tra kỹ cái này, lại đứng hùa về phía huyện Tiên Lãng và có những ý kiến bất nhất. Cả một cái hệ thống chính trị, cả một cái tập thể ở Hải Phòng lại chủ trương việc này. 

Cái nguy hiểm, cái tính chất nghiêm trọng là ở chỗ đó. Không phải chỉ ở huyện Tiên Lãng mà rõ ràng Hải Phòng từ Ủy ban Nhân dân thành phố đển Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng, và kể cả Mặt trận, các đoàn thể đều đứng về phía chủ trương đàn áp, ức hiếp ông Vươn. Cái cảnh gia đình ông Vươn trong những ngày Tết sống trong một căn lều như vậy, thì ông Lê Đức Tiết là Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật, thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đã khuyến cáo rằng nên đi thăm hỏi. Nhưng kể cả Mặt trận và các đoàn thể của Hải Phòng cũng không làm cái động tác đó. 

RFI : Theo ông như vậy là chính quyền địa phương đã không làm theo chủ trương của nhà nước ?

Lê Hiếu Đằng : Điều đó nói lên rằng, sau phát biểu của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và bài viết của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào đầu năm 2012 nói rằng sẽ nghiêm trị tham nhũng, tiêu cực ; thì rõ ràng vụ Tiên Lãng Hải Phòng nó bộc lộ cái mức độ thối nát, mức độ ức hiếp quần chúng rất là nghiêm trọng. 

Vì vậy chúng tôi ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng như nhân dân cả nước đang trông chờ sự xử lý nghiêm minh của Đàng và Nhà nước. Và nếu xử lý không nghiêm minh, không đúng mực trước những vi phạm nghiêm trọng của chính quyền huyện Tiên Lãng và Hải Phòng, thì chứng tỏ giữa lời nói với việc làm của các vị lãnh đạo là không đi đôi với nhau. Người dân không còn tin cái lời nói đó nữa, và nghị quyết xây dựng Đảng vừa rồi được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ tư họp đưa ra, là không có tác dụng gì nữa, nó vô nghĩa !

Nếu mà xử lý không đúng mực thì chúng tôi sẽ có tiếng nói, sẽ có hành động để phản ứng lại. Và công luận trong nước cũng như ở nước ngoài sẽ lên án những việc này. Để trấn an lòng dân, và để tạo được niềm tin trong dân thì chính quyền phải xử lý triệt để đối với những kẻ đã gây ra vụ việc ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, đã bức hiếp ông Vươn và gia đình đi đến cái cảnh phải chống trả lại như vậy, và bây giờ đang ở trong vòng tù tội.

RFI : Phải chăng cái gốc của vấn đề là Luật đất đai chưa dứt khoát, và chính quyền địa phương huyện xã có quyền hành quá lớn, nên có thể tùy tiện lấy đất lại để giao cho những người ăn cánh với mình, và không chỉ ở Tiên Lãng mà thôi ?

Lê Hiếu Đằng : Đúng, vụ này nói lên cái gì ? Đó là vấn đề sở hữu đất đai của người dân mà chúng ta chưa công nhận, là một việc hết sức bất hợp lý, không phù hợp với đạo lý. Bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất, tại sao công nhận đối với các nhà công thương ở đô thị, mà đối với nông dân thì lại không công nhận quyền sở hữu ruộng đất ? 

Tôi cho đây là một trong những nguyên nhân gây nên những việc lạm quyền của chính quyền các cấp. Và hiện nay có thể nói là nó hình thành một loại cường hào mới ở nông thôn cũng như ở một số vùng, bức hiếp người dân.

Tôi nói ví dụ, ngay ở Thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn, cũng có những vùng trước đây đã nuôi chúng tôi trong thời kỳ kháng chiến. Nhưng mà chính quyền cách mạng về, rồi giải tỏa đền bù với giá rẻ mạt. Người dân phải đi nơi khác ở, đi khỏi cái vùng mà cha ông người ta đã đổ mồ hôi để mà xây dựng nên. Thì chính cái đó đã gây nên bất bình lớn trong dân chúng, mà chúng tôi trước đây ở Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh đã xử lý nhiều vụ việc như vậy.

Ví dụ như Phú Mỹ Hưng chẳng hạn, là một vùng mà bây giờ trở thành một đô thị mà ai cũng khen. Nhưng mà người dân Phú Mỹ Hưng bị giải tỏa sau đó đi đâu, và bây giờ sống như thế nào, chúng ta có biết không ?

Vì vậy mà lần này sửa đổi Hiến pháp, chúng tôi kiên quyết đề nghị là Hiến pháp phải công nhận quyền sở hữu về ruộng đất của người dân. Không nên để cho những tập đoàn lợi ích dựa vào sơ hở của luật pháp, để mua bán rồi đền bù một cách vô tội vạ, móc ngoặc với chính quyền để hưởng lợi ích riêng cho tập đoàn của họ, cho những cá nhân. Điều đó gây nên một sự bất công xã hội hết sức lớn hiện nay, và đã đẩy một số người dân bị mất đất trở thành bần cùng hóa.

Chính những điều đó đã gây bất ổn định về mặt chính trị tiềm ẩn, chứ không phải là kẻ xấu hay là mưu toan diễn biến hòa bình nào cả. Mà chính bản thân bộ máy chính quyền, vì cái lợi ích cá nhân, lợi ích của nhóm nên đã có những việc làm như vậy, đẩy người dân đến chỗ phải chống đối lại. Đó chính là sự bất ổn định về mặt chính trị. 

RFI : Thưa ông, dư luận cũng đang rất trông chờ sau khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã cử một đoàn đại biểu đến tận nơi để tìm hiểu hồi trước Tết. Nhưng thực chất Mặt trận Tổ quốc có tác động được gì không ?

Lê Hiếu Đằng : Lần này tôi rất mừng là Mặt trận Tổ quốc Trung ương, thông qua Hội đồng tư vấn pháp luật đã đi khảo sát, và đã có những ý kiến ban đầu, trong đó lên án việc vi phạm pháp luật của chính quyền Tiên Lãng. Và gần đây có đoàn khảo sát của trung ương đã về Tiên Lãng, tuy chưa có kết luận nhưng cũng cho rằng việc làm của huyện Tiên Lãng là vi phạm pháp luật.

Tôi nghĩ là nếu Mặt trận quyết tâm làm - và để xứng đáng là một tổ chức chính trị đại diện cho các tầng lớp nhân dân, trong đó có các nhân sĩ trí thức, thì Mặt trận phải quyết liệt làm cho ra lẽ vụ này. Phải đứng về phía lợi ích của người dân để bảo vệ cho họ. Như vậy Mặt trận mới có lý do tồn tại. 

Chứ còn vụ việc này mà Mặt trận Trung ương không làm, thì người dân sẽ mất lòng tin, xem như Mặt trận chỉ tồn tại một cách hình thức, bởi vì đã không bảo vệ được những quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là một tổ chức liên minh chính trị, hoàn toàn có quyền đề nghị chính quyền cho gặp ông Vươn. Nhất là phải giám sát điều kiện của ông Vươn ở trong tù như thế nào, có bị nhục hình, bị uy hiếp tinh thần hay không. Một người tuy có những hành động phạm pháp, nhưng trong lúc tòa chưa xử, thì phải được bảo vệ.

Bởi vì chúng ta đã thấy qua thông tin là hàng loạt những vụ công an đánh chết người. Như vậy chúng ta phải ngăn chận tình huống xấu nhất xảy ra cho ông Vươn, bằng cách tiếp cận ông.

RFI : Theo ông nghĩ có nên huy động một lực lượng lớn kể cả quân đội vào vụ này như Tiên Lãng đã làm không ?

Lê Hiếu Đằng : Đây là tranh chấp dân sự, và việc này thật không đáng để huy động một lực lượng hùng hậu như vậy. Mà thiên hạ buồn cười nhất là cái ý kiến của ông Ca, giám đốc công an Hải Phòng, nói đây là một chiến dịch phối hợp đẹp, có thể viết thành chuyện phim. 

Để giải tỏa một gia đình người dân như ông Vươn mà chính quyền Hải Phòng lại huy động cả một lực lượng hùng hậu như vậy, làm cho dân người ta thấy rằng có cái gì bất bình thường. Người ta hoàn toàn có thể hoài nghi là có những động lực bên trong, khiến chính quyền Hải Phòng cũng như Tiên Lãng đã xua quân đi giải tỏa, trấn áp một gia đình như vậy. 

Đây là một việc làm hết sức – tôi xin nói thẳng – là ngu xuẩn, của một cái chính quyền không kể đến lợi ích của người dân, không kể đến uy tín, thanh danh của chính quyền. Người dân sẽ đánh giá chính quyền đó là như thế nào ? Đó là biện pháp mà gần như trước đây chính quyền thực dân phong kiến dùng để đàn áp nhân dân. Do đó có thể nói hiện nay nhân dân cả nước rất phẫn uất về việc này. Tôi tin rằng sẽ còn nhiều vụ việc như ông Vươn nữa sẽ xảy ra nếu chúng ta không giải quyết êm đẹp.

RFI : Nhưng thời gian cũng đã lâu rồi, cho đến giờ chưa thấy chính quyền trung ương có ý kiến gì cả, liệu đây có là một dấu hiệu xấu không thưa ông ?

Lê Hiếu Đằng : Riêng về chính phủ thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có ý kiến chỉ đạo là đề nghị chính quyền Hải Phòng phải làm rõ vấn đề này. Người dân đang chờ xem Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, với tư cách là người đứng đầu chính phủ, và đồng thời là đại biểu thuộc đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng, sẽ xử lý vấn đề này như thế nào. 

Nhưng rõ ràng là, tuy là đại biểu của dân, nhưng đoàn đại biểu Hải Phòng cho đến nay chưa có ai lên tiếng gì cả. Gần một tháng trời rồi mà sự im lặng đó –như trước đây ông Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh có nói –là một « sự im lặng đáng sợ », và người ta cũng rất ngạc nhiên vì sự im lặng này.
Tôi nghĩ là chính quyền trung ương sẽ có thái độ rõ ràng hơn trong thời gian tới, chứ không thể nào như thế này được, làm cho người dân mất lòng tin.

RFI : RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của chúng tôi.

tags: Dân chủ - Pháp luật - Phỏng vấn - Việt Nam 
http://www.pagewash.com////nph-index.cgi/010110A/uggc:/=2fjjj.ivrg.esv.se/ivrg-anz/20120202-ih-gvra-ynat-unv-cubat-puvau-dhlra-qvn-cuhbat-qn-cun-ubnv-puvau-fnpu-aun-ahbp-tnl-