Affichage des articles dont le libellé est Việt Nam. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Việt Nam. Afficher tous les articles

mercredi 1 mai 2024

Hoàng Quốc Dũng - Chê người nên nghĩ đến ta

 

Như thường lệ 30/04, cả nước lại ăn mừng chiến thắng. Bốn mươi chín năm rồi vẫn như cũ : cờ quạt, mít-tinh, discours khí thế hào hùng rung chuyển trời đất...

Ngày 30/04 cứ tưởng là ngày vui nhất, ngày hạnh phúc nhất của dân tộc, nhưng nào ngờ đó lại là ngày đen tối, ngày chiến thắng của cái ác mà lúc đó người ta lại tưởng là cái thiện.

Thực ra cái ác đó nó đã có ở Liên Xô cách ngày 30/04/75 hàng nửa thể kỷ. Nhưng vì bị bưng bít thông tin nên lúc đó chúng ta không biết và cứ hùng hục oánh nhau, bất kể mất mát về tiền của và nhân mạng để đưa cái ác lên ngôi.

Trần Thanh Cảnh - Thái tử kế vị

 

Dưới các triều đại phong kiến, Thái tử kế vị là việc tối quan trọng của bất kỳ đấng quân vương nào. Càng sớm định được người kế vị, triều chính càng ổn định.

Sang thời Tư bản, họ chẳng phải lo việc kế vị! Việc ấy đã có toàn dân lo: Ai chết, ai kém, ai hư, ai giỏi, ai trong sạch...Cứ việc đưa ra cho dân quyết định, lựa chọn (qua bầu cử phổ thông đầu phiếu) là xong. Là sẽ chọn được người tài đức để đứng đầu nước nhà. Cái này được gọi là "thể chế dân chủ"!

Ở nước Việt Nam hiện thời, người viết bài này cũng không định nghĩa được là đang ở thể chế chính trị gì? Phong kiến? Chắc không phải! Dân chủ? Nhẽ cũng không! Độc tài? Nghe chưa thỏa đáng lắm, vì rằng quan nhân cỡ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội...cũng bị phế như thường!

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 01.05.2024

 

1. "Công an triệu tập người đăng tin "Đà Lạt có biến lớn, bạo động…""- Hôm qua một số bạn nhắn cho nhà cháu, nhà cháu nói ngay, FAKE, không  tin, y rằng, he he. Chơi nó cũng phải có nghề phỏng ạ, tất nhiên không nói trước được điều gì, nhưng cái mũi phải thính. Kể cả có những comment xúi mình vào bẫy. Bố mày kiếm tiền cũng nhọc lắm, không phải lúc nào cũng sẵn 7,5 củ nhé.

Nó đây, "Dù tin giả về Đà Lạt lan truyền, quảng trường Lâm Viên vẫn kín người dự sự kiện".

2. "Những lần ‘ngượng chín người’ của ông Vũ Khoan"- Đọc mãi, chả hiểu sao bác Vũ Khoan lại phải ngượng. Nếu ngượng thì nhà cháu ngượng vì bài... nhạt quá, không đáng phải ngượng, huhu.

3. Vụ này hay, đọc từ hôm qua xong cứ ám ảnh, sao lại có cái bọn vừa ngu vừa liều thế, đi cướp mà như đi... uống cà phê thế: "Xông vào biệt thự cướp hơn 1 tỉ ở quận 12: Công an mật phục 3 ngày để bắt".

Hoàng Nguyên Vũ - Thế các anh các chị đi "chữa lành" về chưa?

 

Bệnh quá bệnh, đi du lịch thì cứ nói cụ nó là đi du lịch. Nghỉ lễ về thăm quê, thăm cha mẹ ông bà, người yêu cũ, người tình dang dở thì nói cụ nó là nghỉ lễ, thăm thú. Bày đặt nói "đi chữa lành" với cả đi chữa rách.

Đang yên đang lành tự dưng lăn đùng ra đi chữa lành !

Chưa bao giờ cái từ "chữa lành", vốn ngữ nghĩa không đến nỗi nào, mỗi tội hơi sến sẩm một chút, mà giờ nghe thấy nổi da gà như thế này. Giờ nó thành cái nghĩa hơi đạo đức giả, hơi làm quá, hơi lố bịch, hơi tâm thần và thậm chí có mùi lừa đảo nữa đấy ạ.

Tạ Duy Anh - Bầu và phế

 

Phần "Bầu" thì mọi người đều đã biết.

Còn "Phế" xin chờ chiều mai.

Điều biết trước sẽ là: Tuyệt đối sáng suốt và chính xác!

Bởi theo chính ông Vương Đình Huệ, thì 499 đại biểu Quốc hội là 499 Kho báu về kiến thức và kinh nghiệm.

Lê Học Lãnh Vân - Trà dư, tửu hậu...

 

1) Nhóm bạn tụ họp trên mười người, gồm phân nửa xuất thân sinh viên tham gia tích cực phong trào đấu tranh đô thị Sài Gòn trước năm 1975, phân nửa xuất thân sĩ quan cấp úy hay quan chức cấp thấp Việt Nam Cộng Hòa.

Lúc đó họ lớp là sinh viên, lớp vừa mới tốt nghiệp đại học, trẻ măng, giờ hơn phân nửa là Việt kiều. Họ là bạn nhau từ thời trẻ cho tới giờ, bất chấp các thay đổi thời cuộc.

- Tụi mình cũng như ba mươi tết, sắp thành năm cũ hết rồi. Người trẻ nhứt cũng bảy mươi, tới giờ cúng ông Táo để qua năm mới.

Dương Quốc Chính - Ngày chiến thắng

 

Mình thấy bên Trạm Đọc dùng từ Chiến thắng này rất là dại dột. Nội dung 10 cuốn sách mà các bạn nêu đa phần là quá cũ và một chiều, không làm cho độc giả thấy được góc nhìn toàn cảnh về ngày 30/4.

Mình hiểu các bạn không thể nêu những cuốn sách không được xuất bản ở Việt Nam như Bên thắng cuộc hay Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa (The final collaps - Cao Văn Viên)...

Nhưng sách xuất bản trong nước vẫn còn một số cuốn khác, mới hơn, cho thấy các góc nhìn khác nữa. Như cuốn Giải phóng của nhà báo Ý, Cuộc tháo chạy tán loạn của Frank Snepp (nhân viên CIA tại SG lúc đó)...

Đỗ Duy Ngọc - Biết tin ai !

 

Chiều nay đi thăm một cụ ông 96 tuổi. Ông cụ là bạn học với ba tui. Hồi xưa ông học bên Tây, chức phận cũng danh giá lắm, nghe theo lời Cụ Hồ bỏ hết về nước tham gia kháng chiến.

Sau 1954, về tiếp quản Thủ đô, phân công về quản lý một trường đại học lớn ở Hà Nội, rồi không biết làm sao đường hoạn lộ cứ tuột dần. Có lẽ vì cái khí khách ngang tàng của kẻ sĩ ngày xưa, khó chung chiếu với đám dốt nát và xu nịnh. Tui nghĩ thế. Không biết có đúng không?

Từ ban giám hiệu, rớt xuống làm giảng viên, rồi từ giảng viên rơi xuống làm nhân viên văn phòng, cuối cùng thì đi tù không rõ lý do, đương nhiên cũng chẳng có tòa nào xử và tước đảng tịch. Ở tù đâu hơn chục năm.

Nguyễn Thông - Đảng

 

Ở xứ ni, đảng là thứ nhạy cảm, người ta ngại nói đến, đụng vào đảng dễ bị quy là thế lực thù địch, quan điểm sai trái, có khi đi tù. Nhà cháu biết vậy nên chỉ bàn tới đảng ở... bên Mỹ.

Một chính đảng (tổ chức chính trị) được sinh ra và hoạt động, điều đầu tiên là để đòi quyền lãnh đạo (không có đảng nào sinh ra chỉ để tụ tập chơi game cả), sau nữa là nhằm vào mục đích phục vụ cho đất nước, dân tộc, nhân dân. Nếu không có cái mục đích này, nó sẽ chết ngay khi chưa ra đời.

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Singapore chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, "không gì quý hơn độc lập tự lo". 

mardi 30 avril 2024

Đỗ Trung Quân - Tháng Tư, lời muộn phiền của người 69 tuổi


ta mang tui hai mươi vào rng tám năm

bn năm nhng vùng kinh tế mi

ba năm lòng h Du Tiếng – chiến khu Dương Minh Châu

mt năm chiến trường biên gii K

máu và không chc còn nước mt

tr xong món n lý lch dù không con sĩ quan

dù không nhà đa ch

thân thế ngay trên vai, mái tóc dài

hippie choai choai

ta tr n xong mt phn “tiu tư sn th thành”

Tiểu Vũ - Ký ức một thời bé dại

Thế hệ chúng tôi toàn những đứa sinh ra sau chiến tranh. Thời điểm 30 tháng Tư có đứa chỉ một vài tuổi hoặc vừa sinh ra. Chúng tôi lớn lên hồn nhiên như cây như cỏ giữa cảnh non nước thanh bình quê hương không có đạn bay súng nổ hỏa châu rơi...

Bốn mươi chín năm trôi qua, những đứa trẻ ngày ấy nay đã trở thành những gã trung niên nếm trải nhiều sự đời cùng và chứng kiến biết bao nhiêu thay đổi của thời cuộc. Tuổi thơ đã đi qua, nhưng ký ức thì còn giữ lại.

Tôi nhớ xóm tôi có một số người đi "học tập cải tạo" trên trại An Điềm, trại Tiên Lãnh. Ở nhà các bác gái dành dụm tiền mua đồ tiếp tế, một tháng đi thăm nuôi chồng một lần. Thế mà kiên trì thăm nuôi suốt nhiều năm ròng rã cho đến ngày các bác ấy ra trại rồi đi Mỹ theo diện HO. Bạn bè cùng tuổi tui cũng theo gia đình qua Mỹ. Trong đó thằng Kim, con Lộc, thằng Dũng, con Nga đến giờ tui vẫn chưa gặp lại. Mà nếu gặp lại thì chắc gì nhận ra nhau ngày xưa ở chung xóm.

Lưu Trọng Văn - Nhân ngày 30 tháng Tư

1. Tiến sĩ Nguyễn Tiến, chồng của ca sĩ Ái Vân kể:

Ba tôi là kiến trúc sư, thành viên ban thiết kế Dinh Độc Lập, trong nhóm của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.

Một lần, khi ba tôi trình bày với tổng thống Ngô Đình Diệm về phân bổ, thiết kế các phòng, trong đó có phòng cho việc "thờ tự". Tổng thống cho ý kiến ngay:

- Các ông nên thiết kế cách chung, dễ thay đổi. Để sau này, tổng thống khác, tôn giáo khác có thể bài trí lại theo tôn giáo của họ.

Cù Mai Công - Mười sáu cái chết thảng thốt trong ngõ Con Mắt chiều 30-4-1975

Ngõ Con Mắt (nay là hẻm 766 Cách Mạng Tháng Tám, phường 5, Tân Bình, TP.HCM) - khu trung tâm Ông Tạ là một con hẻm dài gần 300 mét, cách nhà tôi 200 mét. Xưa tôi hay đến ngõ này chơi, vớt cá ở ruộng rau muống An Lạc - nơi nhà thơ Đỗ Trung Quân thả diều thời thơ ấu.

Ngõ này như một khu làng nhỏ với nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi: Đỗ Trung Quân, Đàm Vĩnh Hưng, Tập “lùn” (đóng loạt phim “bất đắc dĩ” trước 1975 với Thẩm Thúy Hằng), MC Đại Nghĩa, Tóc Tiên, giáo sư Trần Đình Thọ (nhóm chủ biên tập san Sử Địa trước 1975), đào Múi (đoàn Kim Chung - Chuông Vàng Thủ Đô) …

Nhiều sĩ quan cao cấp của Việt Nam Cộng Hòa cũng ở đây và cũng là những cây bút uyên thâm: Vũ Hữu San - hạm trưởng HQ 4 Trần Khánh Dư hiện đại nhất Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, tham chiến Hoàng Sa 19-1-1974, bắn cháy hai tàu Trung Cộng. Đại tá Trần Khắc Kính - phó tư lệnh Lực lượng đặc biệt tung biệt kích, gián điệp ra ra Bắc;  trung tá Nguyễn Văn Nhã; thiếu tá Nguyễn Công Luận…

Lê Nguyễn - Bài thơ cho ngày 30 tháng Tư


“Sa trường ai tiếc đời trai trẻ

Lính chiến ra đi bất phản hồi”

Cảm ơn Vũ Hồ Như, bạn tìm đâu ra một bài thơ và bức ảnh quá đỗi tuyệt vời như vậy? Mình nghĩ rằng những ai từng trải qua những ngày tháng Tư 1975, đọc xong bài thơ này, nhìn vào bức ảnh này, hẳn không cầm được nước mắt!

Với những câu chữ dung dị nhưng chất đầy cảm xúc, tác giả bài thơ đã vẽ nên một trong những bức tranh bi thương của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc chiến tương tàn, mà kẻ thất trận là cả một dân tộc - đã đánh mất hàng triệu sinh mạng để đổi lấy một tương lai đầy bất trắc.

Dương Quốc Chính - Cuộc chiến Quốc-Cộng và hòa giải dân tộc

Việt Nam vốn được coi là bản sao của Trung Quốc dù là ở chế độ nào, trừ giai đoạn Việt Nam có bảo kê là Pháp, Mỹ, rồi Liên Xô. Đặc biệt là sau đổi mới, Việt Nam càng là một bản copy lỗi của Trung Quốc.

Lỗi chỗ nào thì mình đã chỉ nhiều lần, nhiều chỗ. Lần này sẽ chỉ thêm khi bàn sơ lược về cuộc chiến Quốc-Cộng Trung Quốc. Ban đầu, hai phe chung sống hòa bình dưới sự trợ giúp của Liên Xô, trong giai đoạn Tôn Trung Sơn lãnh đạo Quốc dân đảng. Đến khi Tưởng Giới Thạch kế vị, ông thống nhất Trung Quốc (trước đó Trung Quốc bị tan rã bởi các chính quyền quân phiệt cát cứ).

Tưởng có tư tưởng thiên hữu, Quốc dân đảng lúc đó có hai phe tả và hữu, nên ông quay ra chống Cộng. Chiến tranh Quốc-Cộng diễn ra từ năm 1926-1937 thì tạm ngưng để cùng đánh Nhật. Hai bên hợp tác không đáng kể, Mao đánh du kích nên không thiệt hại nhiều như Tưởng. Nên cuộc kháng Nhật khiến cho Mao mạnh lên còn Tưởng yếu đi.

Hữu Phú - Đồ…phản động !

Sáu giờ sáng, tôi thức dậy xuống nhà ngồi uống cà phê, đã nghe bà xã nói chuyện điện thoại với cô em kế của bả bên Mỹ. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh ngày 30.4.1975.

Gia đình cô ấy hốt hoảng trong thời tao loạn như thế nào; bố cô ây tìm mua vé máy bay cho cả nhà từ Đà Lạt ra sân bay Liên Khương để bay về Sài Gòn vì đường quốc lộ bị pháo kích không đi được ra làm sao; về tới Sài Gòn rồi thì tại sao không đi Mỹ…

Chấm dứt câu chuyện với cô em kế, vợ tôi tiếp tục nhận điện thoại từ cô em út bên Đan Mạch gọi về, cũng lại nói chuyện về ngày 30 tháng Tư từ 49 năm trước và câu chuyện 30 tháng Tư của năm nay. Hai chị em nói chuyện say sưa tới mức quên hết mọi chuyện khác, quá khứ, hiện tại đan xen, lẫn lộn…

Đỗ Trung Quân - Đặt tên đường cho nhân vật đã đánh sập kinh tế miền Nam ?

Một chiến dịch quyết liệt đánh sập một nền kinh tế thịnh vượng hàng đầu Đông Nam Á, mà Lý Quang Diệu - vị thủ tướng một quốc gia non trẻ là Singapore từng mong muốn đại ý “ nền kinh tế Singapore được như Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn ? “

Chiến dịch “cải tạo tư sản“ 1975 - 1977 - 1978 đưa Sài Gòn về thời kỳ nghèo đói hậu chiến bi thảm chưa từng có

Nhà cửa, của cải của những nhà doanh nghiệp Sài Gòn bị cải tạo, tù đày trở thành tài sản của …

Huy Đức - « Bác » và « Tháng Tư » ở Đông Dương


Chỉ là tình cờ khi đến Udon Thani vào đúng ngày 30-4, lại vừa đọc cuốn "Quân Tình Nguyện Việt Nam ở Chiến Trường Hạ Lạo và Đông Bắc Campuchia".

Suy nghĩ, rất suy nghĩ. Cộng đồng người Việt ở Udon rất cách mạng và rất nghèo.

Người trông coi Khu tưởng niệm Hồ Chí Minh ở Udon rất tự hào là cộng đồng người Việt ở đây vẫn rất cách mạng. Anh nuối tiếc là không kịp hồi hương hồi thập niên 1960s vì ở lại Thái người Việt bị coi như kẻ thù. "Chúng tôi chỉ mới được tự do khoảng 20 năm nay. Trước đó Thái Lan không cho học lên, vì học lên là giàu lên lại lấy tiền nuôi cách mạng". Cho đến cuối thập niên 1990s, người Việt ở Udon không được phép lên Bangkok.

Lê Thiếu Nhơn - Trả lại sự thật cho một nhân chứng lịch sử!

Nhà báo Trần Mai Hạnh có mặt tại Dinh Độc Lập trưa 30/04/1975 với tư cách phóng viên Thông tấn xã Việt Nam và viết bài tường thuật “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng”. Cho nên, ông là một nhân chứng thời khắc lịch sử.

Sau 49 năm, Trần Mai Hạnh xuất bản tự truyện “Sống đến bình minh” dày 700 trang. Cuốn sách gồm 7 phần, trong đó đáng chú ý nhất là phần “Vòng xoáy”, viết về tai ương của ông liên quan đến vụ án Năm Cam.

Trong phần “Vòng xoáy”, Trần Mai Hạnh trình bày chi tiết việc ông bị oan sai, với hai điểm cốt lõi.

Bùi Chí Vinh - Vài lời cần nói về ngày 30 tháng Tư

 

S không ai nhc đến ngày 30 tháng 4

Như mt ngày ut hn

Nếu ngày đó nhng người chiến thng

Biết đi x vi nhân dân min Nam bng tình nghĩa đng bào

Nếu ngày đó mt git máu đào

Còn hơn ao nước lã ca gic Tàu phương Bc

Nếu ngày đó đng tp trung sĩ quan, công chc lên rng thiêng nước đc

Đng dng dưng nhìn nhng thuyn nhân n vượt biên b hãm hiếp dày vò